Mục lục
Dạo này gặp nhiều thánh dạy làm giàu bằng công nghệ quá nên anh em cẩn trọng. Không ngon ăn đâu! Bí mật gì chứ!
Làm web hay app phải tuỳ thuộc vào
- Lĩnh vực nghành nghề – dịch vụ: Sản phẩm hay dịch vụ, của nghành nào. Có nghành dùng cái này hợp cái kia không, có nghành cần cả 2, nghành cần web trước apps sau, hoặc apps trước web sau. Có cái cần đồng thời.
- Giai đoạn phát triển của doanh nghiệp có đủ nguồn lực triển khai hay không: các loại chi phí: xây dựng apps, đội tech developers và maintain, chi phí server và các dịch vụ bên thứ 3 khác, chi phí marketing apps (quảng cáo cài đặt apps, tặng thưởng, trò chơi…) Chưa kể chi phí vận hành các bộ phận khác.
- Chi phí và chiến lược phát triển content apps/web, update contents… Chi phí này tuỳ theo nghành và business model mà tốn ít hay nhiều hay rất rất nhiều tiền.
- Tuỳ loại sản phẩm: Có phù hợp làm apps hay không hay làm web sẽ tốt hơn.
- Loại đối tượng khách hàng: Khách hàng sử dụng có thực sự muốn cài apps hay không – khách hàng vốn không thích cài nhiều app – nặng máy. Họ cài app để nhận được những giá trị gì… .
- Mục tiêu mà doanh nghiệp muốn đạt được: Mục tiêu bán hàng, hay chăm sóc khách hàng, hay marketing, hay để phục vụ cho sản phẩm/dịch vụ khác trong hệ sinh thái doanh nghiệp đang có, hay chỉ đơn thuần app là để cho có như 1 số doanh nghiệp làm website chỉ để in lên cardvisit cho có uy tín, cung cấp thông tin Doanh nghiệp.
- Chiến lược phát triển ứng dụng: Ngắn hạn hay dài hạn, hay test các chỉ số thị trường, nâng cấp mở rộng được hay sau phải làm lại mới.
- ….. (còn rất nhiều nữa)
Đã tham gia 1 buổi cố gắng ngồi nghe đến cùng và đã mấy lần định đứng dậy phá game bằng vài câu hỏi xong lại thôi.
Mục đích cũng là bán khoá học sau đó sống chết mặc bay vì bạn ấy không đề cập đến các vấn đề bên trên. Dẫu có đề cập người học cũng không thể hiểu (bao nhiêu người đọc bài viết này hiểu và LÀM ĐƯỢC, TRIỂN KHAI ĐƯỢC những gạch đầu dòng bên trên?) .
Muốn hiểu người học cần ở tầm CEO hay quản lý, phải biết kha khá sâu về công nghệ và có kinh nghiệm xây dựng và triển khai vận hành nếu không buộc phải có tư vấn chuyên sâu/ thuê tư vấn chứ học xong khoá phễu rồi vào khoá chuyên sâu cũng chẳng ăn thua đâu.
Tiền thì mất, apps vs web nằm không đó lỗi tùm lum, nội dung cả năm không có gì mới, không dám in lên cardvisit vì web còn bị hack vs lỗi phản tác dụng “uy tín”.
Bạn ấy nói về app và công nghiệp game, thị trường cái này thì càng phải chuyên nghành sâu. Bao nhiêu công ty game mà các giám đốc xuất thân công nghệ làm trực tiếp còn trầy trật lên xuống, lấy công làm lãi, thậm chí lỗ.
Một số người thì thành công lại được đem về PR (Nguyễn Hà Đông). Đánh lướt game lại càng không phải nghề của người ngoài chuyên môn công nghệ, mua game về, outsource game về phát hành thì là bài toán business gắn liền với vô số gạch đầu dòng bên trên. Nếu là để đầu tư vào ngành công nghiệp game thì lại cần ngồi với đội chuyên gia đã và đang làm mảng này.
Bạn ấy sử dụng kĩ thuật tâm lý lấy gương những người đã thành công để tăng sự thuyết phục trong phần nói chuyện của mình nhưng tất cả những cái bạn kể ra tôi thấy yếu tố công nghệ chưa cao, và mang đậm yếu tố business model vs các nguồn lực, chiến lược và vận hành hơn là đơn thuần 1 cái apps.
Chỉ loè được người không hiểu biết sâu về kinh doanh trên nền tảng công nghệ nhưng lại thích kiếm nhiều tiền trên công nghệ, muốn được 1/10 Nguyễn Hà Đông.
Không đơn giản đâu. Nếu không lớp lớp sinh viên công nghệ bao lâu trên toàn thế giới đã giàu sụ hết rồi nhé!
Bạn đưa ra số lượng apps đang tăng trưởng lớn và cho rằng sau đó khách hàng đó đã là của Doanh nghiệp, tự do tiếp cận theo ý muốn. Gửi notify (thông báo) 1 lần ai cũng nhận được thông điệp của bạn. Nên nhớ, khách hàng không cài riêng app của bạn, 1 ngày user nhận rất nhiều notify từ rất nhiều apps khác. Nên notify nào không có giá trị, apps nào ít mang lại giá trị user sẽ xoá thẳng tay, đỡ bị làm phiền – đó mới là sự thật.
Apps hiện có hàng triệu apps được xuất bản trên các store (3,3 triệu apps so với 2 tỷ web so sánh khập khiễng) . Cũng như web, apps của Doanh nghiệp rất nhiều, rất rất nhiều và lạc đâu đó trên store mà khách hàng chẳng bao giờ biết tới (phải quảng cáo, seo – bài toán nguồn lực, chiến lược).
Chưa kể là khách hàng cài rồi lại xoá vì không mang lại giá trị gì nhiều, giữ làm gì cho nặng máy. Khách hàng dẫu có giữ lại tần suất sử dụng cũng rất thấp, active user quá tệ (traffic thấp), remarking lại chỉ khiến khách hàng nhận ra: Mình có cài apps này ah => xoá, thảo nào gần đây máy đơ, tranh thủ dọn luôn mấy apps ít dùng.
Xu hướng all in one apps đang phát triển mạnh mẽ, 1 app sẽ thực hiện được nhiều tính năng, cung cấp nhiều sản phẩm, dịch vụ trên đó. Tạo thành 1 hệ sinh thái sản phẩm và dịch vụ phục vụ cho các nhu cầu cơ bản (đang cạnh tranh rất mạnh như vận tải, giải trí, mạng xã hội, thương mại điện tử các nghành – Grab, uber, Facebook, Instagram, foody,….).
Nhưng đó là bài toán đầu tư cực lớn! Và trên smartphone của người dùng các ứng dụng đó mới có tuổi thọ được. Còn các apps nhỏ lẻ khác nhanh chóng bị người dùng say Goodbye never see again. Cạnh tranh được 1 vị trí apps trên screen của người dùng dài lâu không phải dễ dàng mà phải có chiến lược rõ ràng mang lại giá trị đủ lớn cho cả người xây dựng app và user sử dụng apps.
Ngoài ra, apps còn không có traffic về từ Google dễ dàng như web, web click là vào. App còn phải cài đặt, đăng ký, đăng nhập… Quá nhiều rào cản nếu “giá trị” (giá trị ở đây rất rộng) không đủ lớn chả ai cài, hoặc cài lấy khuyến mãi xong rồi xoá….
Các con số ấn tượng về time dùng apps, active user, thu nhập bạn lấy ví dụ đều là các top. YouTube, tinder, snapchat….. Thì nói chuyện gì. Đi mà cạnh tranh với nó được 1/100 của nó xem.
Hiện các nghách về app cũng được khai thác tối đa, sản phẩm lĩnh vực gì cũng có, bài toán sự sáng tạo trong sản phẩm công nghệ gắn với business model lại được đặt ra.
Sự so sánh của bạn rất khập khiễng vì bản chất của apps user phải cài đặt, xây dựng tốn nhiều $ hơn, web thì rất dễ truy cập, chi phí thấp hơn nên không so sánh tương quan chia đều không có trọng số như vậy được.
Ai đã thành công hay kinh doanh được sau khi học giơ tay tôi qua bái sư phụ, can tâm cống hiến không lương cái nào!
Chia sẻ của Lê Anh Tuấn