Mục lục
Từ lâu, không ít khách hàng đã mặc định rằng, các sản phẩm trên sàn như Shopee, Lazada sẽ có giá rất rẻ.
Đồng ý là, có những shop người ta bán giá thậm chí còn rẻ hơn so với giá bạn tự nhập.
Vậy thì, không lẽ các sản phẩm giá cao lại không thể bán được.
Cá nhân mình thì không nghĩ vậy.
Bởi vì, mình đã chứng kiến không ít các shop bán giá rất cao so với mặt bằng chung của sàn nhưng họ vẫn bán khá chạy.
Thậm chí, dần dần mình thấy rằng, các shop bán giá rẻ ngày càng ít đi, đặc biệt khi các chi phí ngày càng tăng.
Nếu bạn chỉ có một cách duy nhất là bán phá giá thì bạn chỉ có nước lỗ.
Để bán được giá cao, theo mình, bạn phải biết được những thứ sau đây:
Sản phẩm giá cao thì không nghĩ đến chuyện nghìn đơn
Ai mà chả thích nghìn đơn/ ngày. Nhưng bạn đừng để bị các hình ảnh này làm cho mình cảm thấy lung lay.
Bởi, để bán nghìn đơn thì sản phẩm của bạn phải là sản phẩm giá rẻ, thậm chí là rất rẻ.
Chư kể, bạn còn phải chuẩn bị hệ thống vận hành đủ mạnh để có thể đóng hàng cả nghìn đơn/ ngày.
Điều này nhìn vậy chứ khổ lắm.
Thay vào đó, bạn hãy nghĩ đến việc bán giá cao với số đơn hàng ít lại nhưng lợi nhuận/ đơn hàng sẽ cao hơn.
Và, bạn sẽ có thời gian chăm sóc khách hàng tốt hơn.
Khách mua giá rẻ đồng nghĩa với việc họ cũng sẵn sàng bỏ bạn để tìm một shop nào đó bán rẻ hơn.
Chọn sản phẩm khó định giá
Khó định giá nghĩa là khách hàng sẽ không thể nào biết được giá thực sự của sản phẩm.
Mình ví dụ,
Nếu giờ một gói mỳ Hảo Hảo có giá niêm yết 3500 vnd thì sẽ rất khó để bạn có thể bán được với giá 10.000 vnd trên sàn.
Bởi vì khách hàng người ta đã quá rành với các sản phẩm này rồi.
Thay vào đó, bạn có thể nghĩ đến các sản phẩm khó định giá như quần áo, giày dép, đồ gia dụng hay mỹ phẩm.
Bởi lẽ, nó có hàng nghìn mẫu mã, chất liệu khác nhau nên giá cả chắc chắn sẽ khác nhau.
Khách hàng không phải ai cũng ham giá rẻ cả.
Điều này càng đúng khi một số khách hàng ham mua giá rẻ và họ nhận các sản phẩm không ra gì.
Từ đó, họ sẽ cẩn thận hơn trong việc chọn các sản phẩm như vậy.
Không chọn các sản phẩm có thể mua offline dễ dàng
Offline thì có nhiều mặt hàng.
Nhưng, mình muốn nói ở đây là, nếu sản phẩm nào có thể mua dễ dàng bằng offline thì bạn không nên bán nó online.
Ví dụ, các mặt hàng như muối, gia vị, dầu ăn…
Bởi vì, bạn có thể mua nó rất dễ dàng chỉ bằng cách chạy ra tiệm tạp hóa gần nhà. 5 phút là xong.
Bán online phát triển vì nó giúp bạn thuận tiện trong quá trình mua hàng.
Nhưng nếu bạn có thể mua offline một cách dễ dàng và giá cả như nhau (thậm chí là rẻ hơn vì không tốn phí vận chuyển) thì không ai đi chọn mua online cả.
Bán một sản phẩm có brand riêng
Nếu bạn có thể đầu tư phát triển một brand riêng hoặc bán một sản phẩm độc quyền, bạn có thể bán giá cao hơn so với mặt bằng chung.
Vì, bạn độc quyền về sản phẩm này.
Nhưng tất nhiên, giá cao đồng nghĩa với việc bạn phải đầu tư vào chất lượng sản phẩm và dịch vụ đi kèm.
Với hình thức này, bạn sẽ giảm được tỷ lệ cạnh tranh và có thời gian để phát triển lâu dài hơn.
Việc đầu tiên để bán được giá cao là bạn phải chọn được sản phẩm có thể bán được với giá cao trước đã.
Sau đó, hãy nghĩ đến việc xây dựng các chiến lược phù hợp.
Ở bài sau mình sẽ tiếp tục chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về chủ đề này, các bạn đón đọc nhé!
Chia sẻ của Lê Tấn Nghĩa