Thiệt ra đây là câu hỏi trả lời sao cũng được. Tôi thường định nghĩa là dù làm gì, cuối cùng thì marketing cũng chỉ là một chuỗi những hoạt động khởi tạo và duy trì quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng và các đối tượng liên quan đến quá trình kinh doanh. Gọi ngắn gọn hơn là human 2 human relationship management – quản trị quan hệ giữa người với ngườI.
Dĩ nhiên, mối quan hệ này sẽ sinh ra lợi ích, lợi ích gì thì tùy cách mỗi doanh nghiệp định nghĩa và lựa chọn mục tiêu.
Dĩ nhiên các nhà marketer gì đó nếu có rảnh mà đọc đến đây sẽ nhếch mép lên bảo đéo đúng, đéo đủ, mày sai con mẹ nó rồI, marketing không phải thế, philip kotler bảo thế này thế nọ thế kia. Kệ các bạn, nói về những thứ ai cũng biết nhưng tưởng rằng chỉ mỗi mình mình biết là một cảm giác thú vị, tôi không muốn tranh giành với các bạn. Vì thế, tôi lảm nhảm chuyện mình làm.
Trong một mối quan hệ có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng cần quản trị, trong đó có hoạt động giao tiếp, thế nên mới có món marketing communications management – quản trị hoạt động truyền thông. Hoạt động truyền thông nghe đơn giản, nhưng thêm hai chữ “quản trị” vào thì mệt mỏi phức tạp hơn rất nhiều. Trong quản trị có chiến lược, chiến thuật, đo lường, kết quả, hiệu quả, tối ưu và đề xuất tiếp theo. Vậy nên ai cũng đang làm nhưng không phảI, ai cũng tưởng mình đang không làm nhưng cũng không phảI. Một bức tranh tổng thể hài hoà rộng lớn là một bức tranh có nhiều mảnh ghép, nhiều khi ghép mãi không xong vì không hiểu cần bao nhiêu mảnh, hiểu rồi thì không biết đang có bao nhiêu và thiếu những mảnh nào.
Chung quy thì marketing communications cũng chỉ là quản trị hoạt động giao tiếp giữa người với ngườI.
Muốn quản trị thì cần hiểu về con ngườI. Muốn hiểu về con người thì cần phải học, phải quan sát, phải lắng nghe, tôn trọng giá trị và sự khác biệt của con ngườI. Cái này là một quá trình, không phải là một cuốn sách hay vài ba khoá học. Học về con người là một chuỗi những tháng ngày học về cách sống, cách cư xử, cách tin vào con ngườI. Văn hoá và lịch sử, giáo dục và nền tảng đạo đức, phẩm chất cơ bản và quyền con người đã được công nhận, những đIều này cần học. Ước mơ, hy vọng, hoài bão, niềm tin, sở thích và trách nhiệm cũng là thứ cần học.
Giao tiếp giữa người với người không có nguyên tắc nào cả. Nhưng quản trị quá trình giao tiếp cũng đòi hỏi về chiến lược, chiến thuật, kết quả, hiệu quả, đo lường và tối ưu nguồn lực, vì vậy nên cần có những nguyên lý cơ bản. Có nguyên lý thì mới có hướng đI, mới có con đường, mới có những giá trị quan trọng cần gìn giữ, mới hiểu được bản chất của các mối quan hệ và giá trị bền vững của các mối quan hệ. Có vậy mới biết rằng làm gì thì làm có những đIều vĩnh viễn không được phép giẫm đạp lên vì không-được-phép. Con người tồn tại giữa xã hội là bởi các nguyên lý chung này. Rời xa những gì đã được xem là cốt lõi của nền tảng xã hội là một sự chuệch choạc trên hành trình lớn mạnh.
Marketing và marketing communications ở thời hiện đại có nhiều sự thay đổi đi theo sự phát triển của môi trường giao tiếp mới là internet với nhiều kênh, công cụ tiếp cận và đo lường tốt hơn. Các chiến thuật mới cũng xuất hiện, tạo ra những hiệu quả nhất định. Việc bổ sung kiến thức, thấu hiểu sâu sắc về môi trường sẽ giúp cho người làm marketing có thêm tự tin để nhảy vào cuộc chiến quản trị. Quản trị là dẫn dắt là làm chủ mọi hoạt động, là kiểm soát hoàn toàn. Kiến thức về internet, về nền tảng giao tiếp mới chưa bao giờ có thể gọi là đủ khi mọi thứ vẫn đang đi rất nhanh và càng lúc càng xa.
Nhưng vậy thôi chưa đủ. Giao tiếp là một quá trình chuyển đổi thức ăn tinh thần, con người là những cá thể nhạy cảm và tham lam quá đỗI. Nếu những câu chuyện không hay, nếu những đIều cần phải nói không hấp dẫn, nếu không có đủ nội dung để diễn đạt những đIều muốn nói thì các cuộc hội thoại sẽ diễn ra cơ bản nhàm chán và thiếu tính thuyết phục. Luôn đòi hỏi mọi thứ mới mẻ hơn là một nhu cầu bức thiết của con ngườI. Quản trị nhu cầu này đòi hỏi người làm marketing liên tục làm mới và làm giàu kiến thức. Vượt qua được sự giới hạn của những thứ mình quan tâm, là một sự thay đổi lớn lao về mindset, là bước tiến lớn trong việc tiệm cận tri thức.
Chuyện này thật ra dễ mà không dễ bởi chúng ta thường chỉ tập trung vào những thứ mình thích mà bỏ qua những thứ mình cần.
Xác định được đúng kiến thức mình cần, mình muốn với lộ trình tiếp nạp các đIều đó là một quá trình chuyển đổi mạnh mẽ của tư duy. Không xác định được cũng không sao. Với những người mê say những đIều mới lạ, việc nhặt nhạnh tri thức, mải mê với tri thức là một hành trình đáng khích lệ mà đâu đó thành quả sẽ được chứng thực trong tương lai. Bất kể đó là gì, miễn là chúng ta dành sự chú tâm đủ thì kết quả sẽ tốt, chỉ không biết là khi nào.
Điều khó khăn nhất của người làm marketing vẫn là việc chỉ sở hữu những mảnh ghép rời rạc của tri thức. Bức tranh lớn rộng với sự hình dung rõ ràng về mọi thứ là một giấc mơ cần đạt được. Mà khó quá bỏ qua cũng được.
Nói cho cùng việc gõ liên tục trên màn hình đIện thoại như thế này là một hành động mài não rất tốt khi chưa nghĩ ra gì để làm bàI. Và khi gõ đến đây rồi thì đã nghĩ ra gì đó.
Chia sẻ của Phan Hải