KOC là viết tắt của Key Opinion Consumer (Người tiêu dùng chủ chốt). Họ là người đánh giá sản phẩm và có sức ảnh hưởng lớn trên thị trường.
Bài 1: Marketing Dùng Kols Cần Điều Gì?
Nhân chuyện Sếp Tùng và Vinfast trong MV mới. Dân tình soi ngay ra thương hiệu mới là xe đạp điện Impes của Vinfast trong clip mới “Có Chắc Yêu Là Đây” của sếp Tùng. Chiêu dùng KOLs đây. Ai cũng nhìn ra. Nhưng nhìn sâu hơn một chút thì sao?
Theo mình có vài thứ sau quan trọng nhất: 1. Sự tương thích 2. Lòng tin của khách hàng
Bài 3: Tại Sao Cư Dân Mạng Thích “Đào Mộ” Quá Khứ Người Nổi Tiếng?
Bạn cảm thấy “phổi” của mình đang kiệt quệ do “hít hà drama” không kịp thở vì sức nóng của các vụ bóc phốt đầy trấn động trong Showbiz?
Nhưng dù drama chẳng mấy khi đúng giờ hành chính, bạn và số đông cư dân mạng vẫn dành hàng giờ để bàn tán về câu chuyện xoay quanh người nổi tiếng.
Bài 2: KOC Có Đang Là Xu Thế Mới Thay Thế Cho Mô Hình Kol Marketing Hiện Nay?
Việc sử dụng KOLs trong Marketing là hình thức các doanh nghiệp tận dụng sức ảnh hưởng của những KOL này quảng bá sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp nhằm tạo lòng tin cho khách hàng, khiến cho quá trình chuyển đổi khách hàng diễn ra nhanh hơn. Song, hiện nay, các KOLs gặp phải rất nhiều bê bối. Đồng thời, số tiền chi ra cho KOLs thì không nhỏ.
Bên cạnh đó thì hình ảnh của những KOC này vì xuất hiện nhiều bởi đặc thù phải ra video thường xuyên nên hình ảnh của họ cũng thân thuộc với thế hệ trẻ hơn.
Bài 4: Team Châu Bùi Và Bài Học Về Xử Lý Khủng Hoảng Truyền Thông Đối Với KOL
Tối ngày 01/08, trên fanpage Châu Bùi đã tổ chức trò chơi “Ăn mỳ cay, nói tiếng Việt không dấu”. Luật chơi là, thành viên trong ekip của Châu Bùi sẽ bình luận bằng tiếng Việt không dấu và Châu Bùi sẽ trực tiếp đoán xem nghĩa của câu đó là gì.
Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là, ekip Châu Bùi đã sử dụng nhiều câu không dấu khiến nhiều người đọc dễ hiểu theo hướng nội dung nhạy cảm, thô tục. Chi tiết một số câu nói gây hiểu nhầm này bạn có thể xem ở ảnh chụp màn hình phía dưới.