Hồi sinh viên mình có tham gia CLB kinh doanh.
Nếu như nói về năng lực, năng khiếu kinh doanh thì có lẽ mình không bằng rất nhiều người trong CLB, thậm chí có thể mình còn kém hơn cả một số em khóa dưới ít tuổi hơn mình.
Cơ mà hôm đó CLB bầu phó chủ tịch. Hồi đó CLB dùng công cụ (quên mất là lấy từ đầu ra rồi). Theo đó mọi người đánh giá các thành viên xem là bản thân mình hay tương tác với ai nhất, hay giúp đỡ ai và hay được ai giúp đỡ. Ví dụ A hay chơi với B và hay được B giúp đỡ thì A xếp B lên đầu.
Và điều đáng nói là đa số các thành viên đều xếp mình ở đầu. Có nghĩa mình là người tương tác tốt và giúp đỡ mọi người nhiều nhất. Đấy là lần đầu tiên mình nhìn ra được điểm mạnh của mình.
Sau này khi đi làm cũng thế. Mình nhớ là lần làm ở Team đó mình không phải Team leader. Cơ mà mình lại là người có tiếng nói nhất. Đợt đó có 1 bạn năng lực xuất sắc nhất Team nghỉ. Sếp cười và đồng ý ngay. Cơ mà đến lúc mình nghỉ thì Sếp cứ cố giữ lại mãi.
Mình cũng thắc mắc, mình hỏi thẳng là: em năng lực có thể không bằng bạn kia sao bạn kia không thấy anh cố gắng giữ ạ?
Sếp có trả lời là: Vì em quan hệ và chơi được với nhiều người và được lòng hơn. Bạn kia nghỉ thì đơn giản là anh tuyển thêm 1 người mới. Còn em nghỉ có thể sẽ nhiều người khác nghỉ theo, có thể anh sẽ phải tuyển thêm nhiều người. Và sếp hứa nếu mình ở lại sẽ cất nhắc mình lên Leader.
Trong đa số các hoạt động hay công việc gì cũng thế, không hẳn cứ ai xuất sắc nhất về chuyên môn là sẽ được lên làm quản lý. Có thể bạn giỏi thật, cơ mà bạn sống theo kiểu chỉ biết nhận mà không biết cho đi thì kiểu gì bạn cũng bị cô lập.
Và khi đã bị cô lập thì không thể phát triển được chứ đừng nói lên làm Sếp. Đến ông bạn mình làm trưởng phòng mà Sếp (GD) công ty đó còn phải hỏi là: em làm việc có hợp nhân viên không? Nếu hợp thì làm tiếp – nói vậy để thấy “được lòng” quan trọng như thế nào.
Thường ở các tổ chức nó hay có 3 kiểu người:
Người cho: họ hay sẵn sàng lắng nghe, giúp đỡ người khác mà không yêu cầu gì bao giờ. Họ làm như một bản năng của họ. Thường những người thế này sẽ hay được lòng.
Giao tiếp khéo thế nào thì khéo nhưng chỉ có sống thật + sẵn sàng giúp đỡ người khác thì họ mới yêu quý bạn lâu dài được. Thường những người như thế nào cũng có năng lực ở mức khá, giỏi chứ không có ai kém.
Người nhận: là kiểu người chả bao giờ chủ động giúp ai. Ai cho/ giúp thì họ nhận. Còn không thì thôi. Hoặc có gì cần vẫn nhờ người khác.
Nhưng ở chiều ngược lại rất ít khi họ giúp lại, trừ với đội bạn thân thiết của họ. Những người như thế nào thường không hay được lòng số đông.
Người thứ ba: là phổ biến nhất, nó hay theo kiểu trung tính. Kiểu ông giúp tôi thì tôi giúp lại ông… Còn không thì kệ…. Chả hơi đâu mà lo.
Cho dù là khi đi làm, đi học, hay kể cả bất kỳ mối quan hệ nào cũng thế, thường chúng ta đều thấy có 3 kiểu người như thế nào…
Tất nhiên trở thành con người như thế nào là do bạn. Không có đúng có sai, mà chỉ có lựa chọn phù hợp với định hướng của mỗi người.
Chia sẻ của Chí Hoàng Dương