Mục lục
Influencer marketing – Thuật ngữ quen thuộc của giới truyền thông nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng biết.
Đây là hình thức sử dụng sức ảnh hưởng của người nổi tiếng để PR – Quảng cáo – Marketing cho sản phẩm/ thương hiệu nào đó.
Một số thuật ngữ để chỉ người nổi tiếng như sau:
- KOL (Key Opinion Leaders): Người có chuyên môn cao có khả năng dẫn dắt người khác, nhóm này có thể không thuộc dạng “nổi tiếng bề nổi” kiểu như đông followers nhưng có chuyên môn cao như: chuyên gia dinh dưỡng, chuyên gia làm đẹp, chuyên gia ẩm thực, fashionista…
- Influencer: Người ảnh hưởng, nhóm này được phân loại nhiều cấp độ dựa vào lượng fans/ followers
- Celeb (Celebrities): Các sao có thứ hạng cao kiểu như nghệ sĩ, ca sĩ, kịch sĩ…
Hình thức này đã dần trở nên phổ biến khi càng ngày có nhiều nhãn hàng cùng tranh nhau ký các hợp đồng quảng cáo với Người nổi tiếng Bạn có biết giá trị các hợp đồng quảng cáo này kinh khủng tới mức nào không?
Ví dụ 1 celeb (người nổi tiếng cao cấp) hạng A nhận quảng cáo cho 1 nhãn hàng thì tuỳ vào hạng mục/ khối lượng công việc sẽ dao động như thế này:
- 1 bài đăng trên Facebook với hình ảnh chụp cùng sản phẩm: min 50 triệu đến ~ 200 triệu
- 1 bài đăng trên Facebook với 1 video đơn giản cùng sản phẩm: min 100 triệu đến 350 triệu
- 1 giờ quay TVC quảng cáo: min 300 triệu – $ 40,000 (800 triệu)
- Sản phẩm được xuất hiện trong 1 MV âm nhạc của ca sĩ nổi tiếng: 800 triệu – 3 tỷ.
- 1 năm đại diện hình ảnh: 3 tỷ – 10 tỷ
(các con số này dựa trên kinh nghiệm cá nhân với các KOL mình đã làm việc qua, không phải số liệu chính xác đối với từng người nổi tiếng khác nhau, giá trị quảng cáo thay đổi tuỳ thuộc vào yêu cầu của doanh nghiệp và thoả thuận với Nghệ sĩ)
Với các hợp đồng quảng cáo lớn như vậy, dĩ nhiên phải đi kèm các điều kiện ràng buộc khắt khe, và 1 trong những ràng buộc phải có đó là “Không xảy ra scandal trong thời hạn hợp đồng”.
Nếu Người nổi tiếng vi phạm điều khoản này hẳn sẽ chịu mức phạt nghiêm trọng. Vì vậy các vụ lùm xùm về việc tiền từ thiện gây ra scandal cho người nổi tiếng, thiệt hại không chỉ là số tiền họ đang giữ, mà thiệt hại lớn nhất chính là:
- Bị huỷ hợp đồng đang thực hiện (mất show, không có thu nhập, phải hoàn lại tiền cho khách)
- Bị bồi thường các hợp đồng đang có hiệu lực (mất thêm tiền vi phạm hợp đồng)
- Bị rớt giá (đang trên đỉnh vinh quang, hợp đồng quảng cáo cao ngất ngưỡng, sau này muốn nhận show phải giảm giá xuống)
- Nhiều thiệt hại khác không kể được bằng vật chất
Và khi 1 người nổi tiếng gặp khủng hoảng sẽ gây hậu quả nghiêm trọng tới 3 nhóm đối tượng chứ ko riêng nhân vật chính.
Nhóm 1: Bản thân người nổi tiếng
Ở các quốc gia có nền công nghiệp giải trí phát triển, Quản lý (manager) của người nổi tiếng thường là 1 công ty truyền thông sừng sỏ, có đủ lực và đủ chiêu để dập các ngọn lửa scandal một cách thông minh, khéo léo.
Việt Nam mình thì nền công nghiệp giải trí chưa đào tạo ra được những manager đủ level tương xứng nên có nhiều tình trạng Osin cũng làm manager vì vậy khi khủng hoảng xảy ra người nổi tiếng thường bị động hoặc phản ứng chậm hoặc xử lý không khéo léo khiến sự việc tệ càng thêm tệ.
Điển hình là case mà “quý vị” đang biết như hiện nay, mình vẫn chưa thấy động thái nào gọi là “Xử lý khủng hoảng truyền thông” diễn ra.
Nhóm 2: Doanh nghiệp đang có hợp tác quảng cáo với người nổi tiếng
Nhóm này mặt dù nói là có quyền phạt bồi thường hợp đồng nhưng thực tế đâu có doanh nghiệp nào muốn influencer của mình bị khủng hoảng làm ảnh hưởng đến thương hiệu của mình.
Khi scandal xảy ra, các doanh nghiệp cũng phải nhanh chóng tập hợp bộ phận truyền thông đưa ra các phương án xử lý. Thông thường họ cần phải hợp tác với 1 công ty truyền thông đủ mạnh để vào cuộc và khéo léo chèo thuyền vượt bão.
Cũng mất thêm mớ tiền, công sức, và 1 phen mất ăn bỏ ngủ!
Bạn có thấy thay đổi gì trong banner quảng cáo 6.6 gần đây của sàn Thương mại điện tử Shopee không?
Nhóm 3: Agency Quảng cáo – Đơn vị thuê lại influencer quảng cáo cho nhãn hàng (như Công ty Flamingo của Khanh cũng có làm dịch vụ này)
Nhóm này mới thật đáng thương nếu như brand không ký hợp đồng quảng cáo trực tiếp với influencer mà ký thông qua 1 agency nào đó thì bên phải bồi thường thiệt hại là agency. Và giả sử agency này có ký hợp đồng với các điều khoản bồi thường thiệt hại tương tự với influencer thì họ có thể claim tiền lại với influencer, nếu ko thì… phải chịu khổ rồi!
Nhưng, bạn biết cái khó của người làm agency là gì ko?
- Tiền bồi thường cho khách không thể không trả
- Muốn lấy tiền bồi thường từ influencer cũng không hề dễ dàng, nhất là phải đụng tới kiện tụng
- Đòi tiền bồi thường từ người nổi tiếng lại quan ngại: hễ mà đòi thì coi như mất 1 mối quan hệ về sau không thể làm việc với người này được nữa; không đòi thì… tiền đâu ra bồi thường lại cho khách? đứng cửa giữa, khổ lắm ai ơi…
Theo các bạn thấy 3 nhóm trên, nhóm nào khổ nhất?
Thiệt hại thì nói rồi, vậy khi người nổi tiếng gặp scandal mọi người có biết ai sẽ là bên hưởng lợi không?
Suy nghĩ 1 chút rồi comment cho mình biết bạn nghĩ đó là bên nào nhé!
Mình sẽ tạm dừng ở đây, bài sau nói tiếp vụ “bên nào hưởng lợi” nha!
Chia sẻ của Pham Lan Khanh