Influencer Adnetwork/ Social Commerce – Tổng Quan Tại Thị Trường Việt Nam

Gần đây, thị trường đang nhắc nhiều tới xu hướng micro-influencers, influencer adnetwork, social-commerce. Mình phân tích 1 số thông tin để ai quan tâm thì có thêm thông tin tham khảo:

Có 2 hệ kiểu hệ thống influencer adnetwork

  • Hệ thống dành cho branding (1): Tính phí nhà quảng cáo dựa trên CPP ( cost per post – đăng status tính tiền ) hoặc CPM, CPC hay CPE ( Cost per engagement )
  • Hệ thống dành cho bán hàng ( performance mà bây giờ khái niệm mới là KOL social commerce platform hay affiliate KOL platform )(2): Nhà hàng quảng cáo trả tiền cho hệ thống này dựa trên lượt bán hàng ( CPA – cost per action ) hoặc CPS ( Cost per sales – chia sẻ doanh thu )

Giống nhau

Bản chất của cả 2 hệ thống này đều giống nhau ở chỗ đều là hệ thống kết nối influencer (hay còn gọi là KOL – key opinion leader ) thành một mạng lưới quảng cáo , bán hàng. Influencer là cá nhân sở hữu những trang facebook / youtube, social page cá nhân có số lượng bạn bè/ followers/fans lớn và muốn kiếm tiền online nhờ vào lượng traffic lớn này.

Bây giờ mở rộng ra micro-influencer, nghĩa là bất kỳ đối tượng nào muốn kiếm tiền online mà sở hữu một lượng bạn bè/ follow nhất định. Influencer cũng được chia thành rất nhiều level ( hot profile – độ phủ rộng nhưng tương tác với nhãn hàng không cao, influencer/KOL – độ phủ hẹp nhưng có ảnh hưởng thay đổi hành vi người dùng, normal profile – những người bình thường với mạng lưới bạn bè , người thân, quy mô nhỏ ,… tùy vào cách đặt tên của từng bên, chưa có quy chuẩn )

Sự khác nhau nằm ở chỗ

Hệ thống ( 1 ): Lấy được dữ liệu demographic của fans/follows của influencer , biết được các thông tin như độ tuổi, giới tính, vùng miền, nghề nghiệp,… từ đó hệ thống phân loại dữ liệu, giúp nhà quảng cáo tìm được influencer phù hợp nếu thấy số lượng fans/ follower này khớp với target theo các tiêu chí lọc ở trên. Ở đây nhà quảng cáo cũng có thể thấy giá chào của Influencer này và đưa ra quyết định chọn hợp tác hay không.

Một số hệ thống sẽ để dạng cơ chế chợ mở, nghĩa là nhà quảng cáo tự vào hệ thống tự tìm influencer và trả phí % cho hệ thống rồi có thể tự làm việc thẳng với influencer. Một số thì chỉ dừng lại ở tính năng xem, lọc influencer nhưng không được phép làm trực tiếp mà phải qua agency(đơn vị sở hữu hệ thống này)

Một số điểm chính còn hạn chế mà thị trường Việt Nam chưa phát triển mạnh được hình thức này

  • Mindset nhà quảng cáo: Tâm lý vẫn chỉ chạy với số lượng hạn chế, thường là < 10 influencer/ campaign. Thường chọn các macro influencer. Như vậy chưa cần thiết phải dùng tới một hệ thống. Hệ thống chỉ thực sự thể hiện tốt vai trò khi chạy tới hàng trăm, hàng ngàn influencer cùng lúc.
  • Tính tự động của hệ thống: Hiện nay chỉ dừng lại ở mức matching, lọc, tìm influencer chứ chưa tự động hóa được từ A-Z. Nghĩa là nếu muốn tự động vào một khung giờ nào đó nhất định, 1000 người cùng post status về chiến dịch A là điều chưa thể.
  • Tác phong của Influencer còn chưa được chuyên nghiệp: Mỗi lần giao tiếp, set up chiến dịch quảng cáo với influencer rất mất thời gian, không đảm bảo chuẩn chỉ về thời gian.

Hệ thống ( 2 ): Là mạng lưới quảng cáo liên kết cá nhân online. Hệ thống này sẽ làm việc với nhà cung cấp sản phẩm và có chính sách chia sẻ doanh thu hấp dẫn. Hệ thông sẽ liệt kê danh sách các nhà cung cấp với các sản phẩm được bán.

Influencer lên hệ thống, thấy mình có thể bán được sản phẩm nào thì click vào, xem thông tin/ chính sách phù hợp thì lấy link chia sẻ lên các trang facebook/ youtube của mình. Influencer sẽ được trả % nếu bạn bè của họ click vào link họ chia sể và mua hàng online thành công.

Với hệ thống này, nhà quảng cáo sẽ không thể xem demographic của follower, fans,friend của influencer. Họ sẽ trả tiền dựa trên thống kê tracking từ hệ thống khi nào bán được hàng. Và thực sự với mô hình chia sẻ doanh thu bán được hàng thì cũng không cần thiết phải biết demographic của fans/follower bởi performance cuối cùng là hàng đã được bán.

Năm 2011, thời Yahoo, Blogspot còn đang thịnh hành, Facebook chưa được nhiều người biết tới. Fifth iMedia là công ty đầu tiên tại Việt Nam xây dựng Blogger adnetwork ( tiền thân của Influencer adnetwork bây giờ ).

Đây là một hệ thống nhúng code vào các trang blog cá nhân ở 1 vị trí nào đó từ đó cho phép đơn vị agency đặt banner quảng cáo trên trang blog của cá nhân ( blogger ) giúp blogger có thêm thu nhập khi có người truy cập vào trang blog cá nhân, tính phí theo CPM hoặc CPC.

Mình phối hợp với Yahoo Việt Nam tổ chức 1 vài event để training, thu hút các blogger tham gia vào hệ thống. Sau đó 1 thời gian ngắn, thì blogger không còn thói quen blogging nữa mà chuyển qua facebook hoạt động tích cực, mình chuyển tên thành hệ thống thành “ Shares “ – Influencer network theo mô hình ( 1 ), kết nối được 4000 influencer tham gia vào hệ thống, trong đó có khoảng 10% là Hot profile, Celebrity A, hotgirl, hot mom,…

Mình quá ham làm các sản phẩm mới cho ngành quảng cáo, team tech có 4-5 người mà bên mình phát triển influencer adnetwork, social monitoring tool, adnetwork, social pages comparison,… trong khi vừa đi phải đi bán media, bán social , bán strategy, creative,… vì Fifth là một one stop shop for digital marketing. Giờ nhìn lại mình đã thông suốt vì sao mình fail. Một trong những nguyên nhân chính là thiếu sự tập trung – Focus & Chưa phải right time.

Rút kinh nghiệm, Omega Media là agency chuyên về performance marketing sở hữu hệ thống inhouse tính phí nhà quảng cáo dựa trên kết quả cuối cùng là lượt bán hàng, đặc biệt trên nền tảng apps. Bên mình có thể cung cấp 1 triệu lượt cài apps/ tháng và khoảng 2000 đơn hàng được bán trong apps/ ngày.

Với kinh nghiệm của Omega, hệ thống influencer platform hướng tới việc bán hàng sẽ là một xu hướng vượt trội có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giúp các nhãn tăng trưởng doanh thu gấp 4,5 lần.

Hãy theo dõi Omega để không bỏ lỡ những xu hướng mới nhé.

Chia sẻ của Vũ Kim Oanh

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Click vào một ngôi sao để đánh giá bài biết!

Đánh giá trung bình 0 / 5. Số phiếu: 0

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết có 0 bình luận
THÔNG TIN NGƯỜI GỬIĐóng (x)

Bài Hay Nên Đọc

Bài Mới Xuất Sắc

Case Study Mùa Dịch: Bán Hết 500kg Cua Trong 1 Ngày

Đây là một case study khá thú vị với mình trong mùa dịch, chưa dừng việc bán hết 500kg cua mà những ngày tiếp theo...

Seeding Facebook – Hiệu Ứng Đám Đông Không Bao Giờ Đi Sau Thời Đại

Mình làm chuyên về dịch vụ seeding từ lúc mà seeding còn chưa biết đến nhiều bị. Thậm chí anh chị em đánh đồng vào...

Cổ Phiếu Bất Động Sản Có Phải Là Những Tài Sản Bất Động Thời Gian Tới?

Trước khi tìm hiểu dòng cổ phiếu BĐS có tiếp tục là dòng cổ phiếu đáng đầu tư cho năm 2021-2022. Chúng ta cùng nhìn...

Hạng mục đầu tư – Tại Sao Stocks Có Thể Đánh Bại Bonds Hay Gold?

Đầu tư có thể được hiểu là việc từ bỏ nhu cầu tiêu tiền ở thời điểm hiện tại của bản thân mình, chuyển số...

Ma Trận BCG Là Gì?

Được tạo bởi Boston Consulting Group, ma trận Boston – còn được gọi là ma trận BCG hoặc ma trận tăng trưởng – cung cấp...

Ngày Kép 5.5 Thì Làm Gì Để Nhiều Đơn Hàng?

Trước tiên, shop cần tối ưu lại trang chủ của shop, banner, hình ảnh sản phẩm và nội dung mô tả của các sản phẩm...