VPBank lên camp digital music show. Cocacola tuyên bố dừng quảng cáo.
Cả 2 hành động này đều là truyền thông. Để nói về Coke trước, nếu như bạn đánh đồng giữa “dừng quảng cáo” = “ngừng hoạt động marcom” thì đây có thể coi là lỗ hổng trầm trọng nhất trong việc hiểu về chuỗi hoạt động truyền thông.
Dừng quảng cáo trực tiếp về nhãn hiệu/sản phẩm không có nghĩa là dừng community. Coke vẫn tiếp tục đưa ra thông điệp, cũng như tạo ra hình ảnh “trách nhiệm xã hội” bằng chính post này. Quan trọng hơn, Coke không cần quảng cáo để bán hàng, nhặt đơn hàng ngày và với Coke là cuộc chơi branding.
List nhanh vài tác dụng của post:
- Budget 7 tỷ (thậm chí hơn nhiều) cắt từ direct ads sang PR (CSR).
- Earn media cả về phía khách hàng và trong ngành marcom/đòi hỏi sự đáp lời của đối thủ.
- Trở thành nhãn hàng đầu tiên đưa ra 1 hoạt động tiên phong mùa dịch và “người khác” bị đẩy xuống thế followers.
Có thể tự hỏi, 7 tỷ Coke tuyên bố đóng góp cho Hội chữ thập đỏ kia có tuyến nội dung nào sau đó không? Coke và mùa dịch chẳng hạn – chờ vài hôm nữa xem brand triển khai tiếp content ra sao, còn vui.
Case 2: VPBank – “chúng tôi thắp lên 1 ngọn nến chứ không nguyền rủa bóng đêm”.
VPBank chọn cách sử dụng truyền thông hướng tới giá trị cảm xúc. Thông điệp tuy không có gì mới mẻ, cố khích lệ tinh thần dân tộc nhưng lại có 1 điểm “khoe” khéo: Digital show.
Dù bản chất chỉ là livestream/phát truyền hình, thì VPBank vẫn khoe khéo được “doanh nghiệp tôi có nền tảng digital và với công nghệ thì nền kinh tế cách ly không khiến VPBank nằm im”
Dù chiến lược marcom của bạn là gì, thì vẫn phải luôn nhớ truyền thông là thương hiệu muốn nói gì với khách hàng về chính mình. Sau dịch, quãng đường hồi phục nhanh hay chậm còn tùy vào điểm này brand có tạo ra gia tốc gì hay chịu nằm im bất động mãi mãi về sau.
Brand lớn thì thế, SME có cần truyền thông không khi mà duy trì vận hành business trong giai đoạn này đã rất khó khăn? Câu trả lời là: Có và phải cẩn trọng hơn.
Trong NGUY thì luôn có CƠ
Chia sẻ của Lam Hạ