Hiểu Thế Nào Về Quản Trị, Quản Lý Và Lãnh Đạo

Đó là 3 khái niệm khá phổ biến trong thời đại ngày nay, nhưng do nội hàm của từng khái niệm chưa được giải thích rộng rãi nên chúng thường được dùng lẫn lộn với nhau ở nhiều nơi, ngay cả trong các văn bản chính thức, cũng như tại các diễn đàn, hội thảo có sự tham gia của nhiều người.

“Quản trị công ty” (Corporate Governance) và “Các nguyên tắc quản trị công ty” (Principles of Corporate Governance, viết tắt là CGP), là khái niệm rất quan trọng và rất phổ biến ở những công ty cổ phần, đặc biệt là những công ty đại chúng, công ty niêm yết, nơi có nhiều cổ đông (shareholders) tham gia và có nhiều mối quan hệ phức tạp với nhiều đối tượng liên quan khác (stakeholders).

Theo OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế), các nguyên tắc chính trong quản trị bao gồm:

  • Đảm bảo Cơ sở cho một Khuôn khổ Quản trị Công ty Hiệu quả;
  • Quyền của Cổ đông và các Chức năng Sở hữu Cơ bản;
  • Đối xử Bình đẳng đối với Cổ đông;
  • Vai trò của các Bên liên quan trong Quản trị Công ty;
  • Công bố Thông tin và Tính minh bạch;
  • Trách nhiệm của Hội đồng Quản trị

Như vậy, Quản trị công ty đề cập đến những vấn đề “cao hơn” công tác quản lý điều hành thường nhật của một giám đốc hay tổng giám đốc và các cấp quản lý trong công ty;

Và thường tập trung vào những hoạt động liên quan đến khuôn khổ pháp lý, điều lệ công ty, quyền lợi cổ đông (shareholders) và các bên liên quan (stakeholders), đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị, ban kiểm soát, vấn đề minh bạch trong hoạt động công ty…

Trong khi đó thì Quản lý công ty (Corporate Management) tập trung vào công tác quản lý điều hành thường nhật (daily operations), ví dụ như các hoạt động quản lý chiến lược, thiết kế mô hình kinh doanh, xây dựng cơ cấu tổ chức, nhân sự, hoạch định và tổ chức triển khai các hoạt động marketing, thương hiệu, bán hàng, tài chính, kế toán, nguồn nhân lực, sản xuất, cung ứng, quản lý chất lượng…), và hoạt động họp hành, phân công, kiểm soát, đánh giá, giải quyết công việc sự vụ hàng ngày .

Còn lãnh đạo (leadership) là nghệ thuật gây ảnh hưởng, tạo động lực, và tạo điều kiện cho người khác đi theo định hướng của mình để góp phần vào sự hiệu quả và thành công của tổ chức. Lãnh đạo là chỉ ra những việc đúng để làm (do the right things), còn quản lý là làm việc đúng cách, đúng phương pháp (do the things right).

Lãnh đạo tập trung vào tầm nhìn, định hướng, sức thu hút, ảnh hưởng, nghệ thuật dùng người, đạo đức, uy tín, nhân cách người lãnh đạo… Nhà lãnh đạo không nhất thiết phải biết quản lý, nhưng nhà quản lý ít nhiều phải có tố chất và kỹ năng lãnh đạo (vì phải làm việc với con người).

Quản lý không đồng nhất với quản trị, quản trị không đồng nhất với lãnh đạo, và lãnh đạo không đồng nhất với quản lý. Ba thứ này tuy khác nhau, nhưng lại liên quan mật thiết với nhau, và thường chồng lấn lên nhau.

Trong thực tế vận hành doanh nghiệp, rất nhiều công ty, dù có sự tham gia của nhiều cổ đông, nhưng không quan tâm mấy đến vấn đề quản trị công ty, mà chủ yếu tập trung vào công việc quản lý điều hành hàng ngày. Do vậy, khi kêu gọi vốn hay phát triển lớn hơn, họ sẽ gặp nhiều khó khăn.

Thứ nhất, các nhà đầu tư sẽ ngại đầu tư khi biết công ty không áp dụng các chuẩn mực quản trị công ty theo các nguyên tắc nêu trên, trong đó nguyên tắc công bố thông tin và minh bạch là rất quan trọng. Họ không muốn rót tiền vào một công ty “hai ba sổ”, không rõ ràng về tài chính, kinh doanh, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên liên quan…, vì cảm thấy không an toàn cho đồng tiền đầu tư của họ.

Thứ hai, một số công ty xục rục chuyện vợ chồng, hay tranh chấp giữa những người thân trong gia đình, hay bạn bè, tuy có nhiều lý do, nhưng lý do quan trọng cũng có thể là do thiếu các nguyên tắc quản trị công ty, không minh bạch trong vấn đề tài sản, tiền bạc, lợi nhuận; không phân định rõ ràng vai trò, trách nhiệm, quyền lợi, quyền hạn của các cổ đông (dù là vợ chồng, người thân, hay bạn bè) trong công ty, dẫn đến ai cũng muốn nắm quyền và tự cho mình có quyền quyết định.

Thứ ba, khi mời gọi người mới tham gia góp vốn để trở thành cổ đông, người mới cũng sẽ ngại vì thấy không minh bạch, quyền lợi của mình không đảm bảo, có thể thiếu công bằng trong đối xử cổ đông, và có thể mất an toàn về mặt tài chính khi tham gia…

Việc tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền quản lý cũng rất cần thiết. Ví dụ một công ty có ông chủ (sở hữu cổ phần lớn nhất) giữ chức vụ chủ tịch hội đồng quản trị, đồng thời kiêm luôn chức tổng giám đốc.

Người ấy thường đóng một lúc 3 vai trò – lãnh đạo cao nhất (trong vai trò người chủ sở hữu lớn nhất), quản trị (trong vai trò chủ tịch HĐQT), và quản lý (trong vai trò TGĐ). Người ấy phải tự tách biệt 3 vai trò này của mình trong hành vi ở những hoàn cảnh khác nhau.

Ví dụ, khi vạch định hướng, tầm nhìn cho công ty, thì đóng vai trò nhà lãnh đạo cao nhất; khi xây dựng thiết chế, nguyên tắc quản trị công ty, thì đóng vai trò nhà quản trị công ty; khi quản lý điều hành thường nhật các hoạt động trong công ty thì đóng vai trò nhà quản lý công ty.

Nếu như có thể tách biệt các vai trò này ra thì sẽ tốt hơn. Ví dụ, người chủ doanh nghiệp chỉ giữ vai trò người lãnh đạo cao nhất để đưa ra định hướng, tầm nhìn, và thuê CEO về thực hiện công việc quản lý. Có công ty còn đưa cả người ngoài vào làm Chủ tịch HĐQT thay cho ông chủ.

Công ty càng lớn, các ông/bà chủ càng quá tải và không đủ sức đảm đương hết các vai trò. Do vậy, họ thường tách riêng ra và giao cho những người có năng lực, kinh nghiệm, và tính cách phù hợp đảm nhiệm. Đó là xu hướng phát triển chung của những tập đoàn, công ty lớn trên thế giới!

Chia sẻ của Long Nguyen Huu

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Click vào một ngôi sao để đánh giá bài biết!

Đánh giá trung bình 0 / 5. Số phiếu: 0

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết có 0 bình luận
THÔNG TIN NGƯỜI GỬIĐóng (x)

Bài Hay Nên Đọc

Bài Mới Xuất Sắc

Case Study Mùa Dịch: Bán Hết 500kg Cua Trong 1 Ngày

Đây là một case study khá thú vị với mình trong mùa dịch, chưa dừng việc bán hết 500kg cua mà những ngày tiếp theo...

Seeding Facebook – Hiệu Ứng Đám Đông Không Bao Giờ Đi Sau Thời Đại

Mình làm chuyên về dịch vụ seeding từ lúc mà seeding còn chưa biết đến nhiều bị. Thậm chí anh chị em đánh đồng vào...

Cổ Phiếu Bất Động Sản Có Phải Là Những Tài Sản Bất Động Thời Gian Tới?

Trước khi tìm hiểu dòng cổ phiếu BĐS có tiếp tục là dòng cổ phiếu đáng đầu tư cho năm 2021-2022. Chúng ta cùng nhìn...

Hạng mục đầu tư – Tại Sao Stocks Có Thể Đánh Bại Bonds Hay Gold?

Đầu tư có thể được hiểu là việc từ bỏ nhu cầu tiêu tiền ở thời điểm hiện tại của bản thân mình, chuyển số...

Ma Trận BCG Là Gì?

Được tạo bởi Boston Consulting Group, ma trận Boston – còn được gọi là ma trận BCG hoặc ma trận tăng trưởng – cung cấp...

Ngày Kép 5.5 Thì Làm Gì Để Nhiều Đơn Hàng?

Trước tiên, shop cần tối ưu lại trang chủ của shop, banner, hình ảnh sản phẩm và nội dung mô tả của các sản phẩm...