Hiểu Đúng Về Cuộc Chiến Apple Và Facebook – Phần II

Ở phần 1, mình có phân tích sơ qua cho các bạn lý do tại sao có cuộc chiến quyền riêng tư và mặt trận nóng bỏng giữa Apple và Facebook. Ở mặt trận khác, nhắc lại, cũng nóng không kém nhưng xem ra động thái của Google có vẻ “lành” hơn, “ngoan” hơn, để tránh dư luận hay thực sự họ đang dần nghiêng về phía bên A/A’ thì chưa rõ, hạ hồi phân giải.

Cuộc chiến Apple và Facebook, người nông dân marketers cần làm gì?

Trong thời gian từ bài 1 đến bài 2 thì thêm 1 vụ cũng to to lại xảy ra với bạn Facebook, Úc đã thông qua đạo luật bắt các công ty công nghệ (không chỉ Facebook nhé) phải trả tiền cho các hãng tin tức khi đăng/sử dụng/chia sẻ nội dung của các hãng này trên nền tảng công nghệ.

Ban đầu Facebook phản ứng, tắt hết các tính năng chia sẻ tin tức đối với các hãng tin ở Úc và phản đối các nhà làm luật. Trong khi đó, Google (lại một lần nữa) mềm mỏng, chấp nhận “nộp tiền” cũng như ngồi vào bàn đàm phán với các hãng tin.

Theo dự báo, sẽ không chỉ có Úc mà một số quốc gia khác cũng sẽ dần thông qua các đạo luật tương tự. Nên nhớ, Facebook và Gg đều không có cửa ở Trung Quốc. Như vậy đâu đó, các hãng tin ở Úc đã thắng trong một cuộc chiến khác – sở hữu trí tuệ. Để bài khác mình phân tích bản chất vụ việc cả nhà cùng hóng, thoạt nghe có vẻ Facebook đúng và là nạn nhân, nhưng về cơ bản lại không phải thế.

Quay lại thị trường Việt Nam. Câu hỏi thế trâu bò đánh nhau thì người nông dân phải làm gì thật ra tự các người nông dân đã và đang có câu trả lời rồi. Chủ yếu là các ông chủ, các sếp hoặc những người không trực tiếp làm ăn với bên B – cùng phe B’ nhưng không trực tiếp – mới thắc mắc thôi, ngoài cuộc cũng có thể thắc mắc đôi chút.

Thật ra là marketers ở Việt Nam chỉ cần làm những gì họ vẫn làm, không cần hoang mang lo lắng gì cả. Tất nhiên một số sẽ bị khóa tài khoản, một số nhân sự mất việc, một số công ty sẽ bị giảm tập khách họ có thể retarget (chứ không phải target audience nhé), một số agency/freelancer mất hợp đồng vân vân và vân vân…

Cơ mà những thứ như thế vẫn xảy ra hàng ngày hàng giờ, đâu cứ chỉ là do cuộc chiến kia gây ra. Trước khi mọi người biết về cuộc khẩu chiến APPL và Facebook thì chính Facebook cũng đã có nhiều đợt càn quét tài khoản quảng cáo, anh em trong ngành đã hoa mắt chóng mặt và tự tìm cách sinh tồn từ trước rồi.

Ảnh hưởng lớn nhất có lẽ đến từ nhóm cá nhân bán hàng chạy quảng cáo, drop shipping (nhóm này chi tiền mới khủng), chứ các brand, cho dù là lớn, chưa chắc đã “ăn thua” so với nhóm này. Như mình biết có brand lớn cả campaign mới chi ra tầm 1 tỷ tiền chạy quảng cáo Facebook trong khi 1 bạn làm dropship sương sương một ngày chạy hết vài chục, cả trăm triệu cũng không lạ.

Phần lớn các marketers ở Việt Nam vẫn hoạt động theo dạng cỏ dại – Facebook cũng không phải quá coi trọng thị trường VN, đóng tài khoản này ta mở tài khoản khác. Các brand lớn mình biết thì quan hệ với Facebook cũng chỉ ở dạng sơ sơ, vẫn là liên hệ qua Facebook Sing để xin xỏ, này kia, nhiều khi cũng không giải quyết được gì.

Chuyện Quyền riêng tư chủ yếu ảnh hưởng nhất là tập khách hàng retargeting; ngắn gọn, bạn không thể “đuổi theo” khách hàng và dí tờ rơi số (banner) vào mặt người ta trên các nền tảng khác một cách dễ dàng nữa. Hậu quả sẽ có 2 trường hợp.

Đối với nhóm làm ăn tử tế, kéo traffic chuẩn, đặt pixel trên website, có thông báo người dùng… thì về cơ bản không bị suy giảm gì mấy, traffic là traffic thật, khách hàng thật, retargeting trên đúng kênh thì vẫn ok.

Với nhóm ăn xổi, chạy ảo, đặt pixel rồi bán chéo dữ liệu, đuổi dồn dập; thật ra cũng chỉ bị ảnh hưởng ở nhóm khách hàng xài Apple một chút. Vì suy cho cùng, kể cả có các cảnh báo đi chăng nữa, phần lớn chúng ta vẫn click Accept/Đồng ý khi thấy một thông báo dài dài khó hiểu, in chữ nhỏ – chẳng cứ gì chuyện quyền riêng tư.

Tóm lại, sau vụ này, danh tiếng của Apple đối với người mua tốt lên chút, Facebook thì bị nghi ngờ nhiều hơn, tăng trưởng người dùng mới chậm lại chút; anh em marketers thì vẫn vậy, sóng xô đến đâu thì chạy đến đó – như các đợt Google chỉnh sửa thuật toán làm SEO cũng vậy, nhao nhao lên rồi đâu lại vào đó, ai chết cứ chết, ai sống cứ sống, kêu là kêu vậy chứ mấy trường hợp là bị oan đâu.

Luật chơi vẫn nằm trong tay các “ông lớn” công nghệ, và nó sẽ chỉ thay đổi khi có sự can thiệp từ luật pháp (theo hướng có lợi cho A/B hay A’/B’ thì cũng còn tuỳ). Việc của các marketers, nếu có sẽ là:

  • Nắm và hiểu rõ các xu hướng về Quyền riêng tư (Privacy Policy) trên thế giới cũng như luật áp dụng tại Việt Nam
  • Nắm và hiểu rõ tập khách hàng lõi của mình (core customers), nắm được tâm lý, hành vi của họ thì bạn luôn có cách tiếp cận chính xác, hiệu quả; Hạn chế chạy theo các “trend lớn” hoặc “brand lớn” không liên quan gì đến ngành/ khách hàng của mình. VD bạn đang bán quần áo nhưng lại theo dõi xem ngành đồ uống đang chạy TVC kiểu gì thì thôi, không buồn nói.

Hãy nhớ, chỉ mới hơn 10 năm trước, hầu hết còn đang chưa hiểu gì về quảng cáo trên Facebook, hầu hết còn đang ca ngợi điện thoại Nokia với Motorola, chưa biết nhiều đến iPhone Apple gì cả. Lợi thế của người làm marketers là luôn linh động, và luôn tìm ra được các hướng mới tiếp cận khách hàng; ít ra, như thế bạn giành được quyền chủ động về phía mình.

Hẹn gặp các bạn ở các nội dung khác!

Chia sẻ của Trần Anh Tú

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Click vào một ngôi sao để đánh giá bài biết!

Đánh giá trung bình 0 / 5. Số phiếu: 0

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết có 0 bình luận
THÔNG TIN NGƯỜI GỬIĐóng (x)

Bài Hay Nên Đọc

Bài Mới Xuất Sắc

Case Study Mùa Dịch: Bán Hết 500kg Cua Trong 1 Ngày

Đây là một case study khá thú vị với mình trong mùa dịch, chưa dừng việc bán hết 500kg cua mà những ngày tiếp theo...

Seeding Facebook – Hiệu Ứng Đám Đông Không Bao Giờ Đi Sau Thời Đại

Mình làm chuyên về dịch vụ seeding từ lúc mà seeding còn chưa biết đến nhiều bị. Thậm chí anh chị em đánh đồng vào...

Cổ Phiếu Bất Động Sản Có Phải Là Những Tài Sản Bất Động Thời Gian Tới?

Trước khi tìm hiểu dòng cổ phiếu BĐS có tiếp tục là dòng cổ phiếu đáng đầu tư cho năm 2021-2022. Chúng ta cùng nhìn...

Hạng mục đầu tư – Tại Sao Stocks Có Thể Đánh Bại Bonds Hay Gold?

Đầu tư có thể được hiểu là việc từ bỏ nhu cầu tiêu tiền ở thời điểm hiện tại của bản thân mình, chuyển số...

Ma Trận BCG Là Gì?

Được tạo bởi Boston Consulting Group, ma trận Boston – còn được gọi là ma trận BCG hoặc ma trận tăng trưởng – cung cấp...

Ngày Kép 5.5 Thì Làm Gì Để Nhiều Đơn Hàng?

Trước tiên, shop cần tối ưu lại trang chủ của shop, banner, hình ảnh sản phẩm và nội dung mô tả của các sản phẩm...