Mục lục
Cuộc chiến gì đang thực sự diễn ra giữa Apple và Facebook? Người làm Quảng cáo online cần quan tâm gì? Hành động gì?
Apple và facebook đang “đánh nhau” vì cái gì?
Có ý kiến cho rằng họ đánh nhau vì tiền, vì thị phần, vì trâu buộc ghét trâu ăn vân vân và vân vân. Xin thưa là sai. Báo chí và một số chuyên gia vô tình vướng phải góc nhìn phiến diện khi theo dõi các thông báo của Facebook và ngôn từ của Facebook đối với Apple có phần hằn học, khó chịu nên nghĩ rằng đang có cuộc chiến giữa 2 ông lớn này. Tuy nhiên cần hiểu rộng ra, cuộc chiến giữa
- Bên A: một bên đang cố gắng giành lại sự kiểm soát quyền riêng tư của bên A-phẩy /người dùng/ (user privacy rights) và
- Bên B: một bên đang mặc nhiên khai thác dữ liệu cá nhân một cách “tràn lan” để phục cho vụ mục đích quảng cáo, truyền thông của bên B-phẩy /khách hàng của mình/ – tức là những người làm quảng cáo truyền thông, adịch vụertisers.
Tại sao có cuộc chiến này? Nguyên nhân trực tiếp thì có thể gọn vào là từ đạo đức kinh doanh.
Suốt một thời gian dài, bên B (không chỉ Facebook, còn một ông lớn khác nữa là Google) mắt nhắm mắt mở thu thập thông tin người dùng – lý luận của họ là tôi đang cung cấp dịch vụ miễn phí cho anh (tìm kiếm, kết nối xã hội…) nên tôi sẽ thu thập thông tin để trải nghiệm của anh/chị tốt hơn (better personalized experience).
Và suốt một thời gian dài, chính chúng ta, adịch vụertisers, cũng rất thích điều này, hợp tác cùng bên B để “gia tăng trải nghiệm khách hàng” bằng cách đặt đủ các công cụ theo dõi trên các điểm chạm số (digital touch points) như Facebook pixel, google analytics code… Hiệu quả thì tuỳ từng adịch vụertisers đánh giá, nhưng chắc chắn lợi ích tài chính mang lại cho bên B là khổng lồ – xét cho cùng, khách hàng của bên B là B’ chứ không phải A’ – A’ chỉ là “đầu vào, nguyên liệu” cho bên B. Ở đây nhắc lại, A’ chính là người dùng cuối – cũng chính chúng ta.
Tức là suốt một thời gian dài, dữ liệu cá nhân của chúng ta được bên B mang ra kinh doanh, buôn bán; một số vụ làm ăn vỡ lở lớn như Cambridge Analytica – ai chưa biết có thể search thêm trên… Google.
Một trong những nguyên nhân thúc đẩy việc suy nghĩ lại về đạo đức kinh doanh thời công nghệ số này theo mình – ngoài những vụ phải hầu toà, báo chí, dư luận, các nhóm đấu tranh cho người dùng – thì còn là do việc các ông chủ lớn bắt đầu có thế hệ tiếp theo – không hẳn là con của Tim hay Mark (!) – nhưng rất nhiều ông chủ lớn trong ngành công nghệ, những ông chủ thực sự (nắm tiền và quyền, điều phối), bắt đầu nghĩ “không thể để con mình rơi vào vòng xoáy này, không thể để dữ liệu của chúng thành hàng hoá được”. Giống việc nông dân ở ta, trồng rau, nuôi gà luôn có một luống rau sạch riêng, một chuồng gà sạch riêng cho gia đình; còn đồ mang ra chợ thì chăm bón kiểu khác.
Vậy nên cuộc chiến nếu hiểu là Apple với Facebook là không chính xác, chưa đủ, Apple “tuyên chiến” với tất cả các ứng dụng có thu thập dữ liệu cá nhân, bắt các ứng dụng này phải khai báo, công khai cho người tiêu dùng biết họ sẽ thu thập những loại thông tin nào; người tiêu dùng có quyền đồng ý hoặc không. Nếu các app không thực hiện việc đó, Apple gỡ ứng dụng khỏi appstore. Tưởng tượng thử xem, app Facebook bị gỡ khỏi appstore?
Chiến địa khác to không kém chính là với Google, nhưng anh này xem ra có vẻ phản ứng nhẹ nhàng, hiền lành, “chấp nhận” hơn anh Facebook. Các ứng dụng khác, thấp cổ bé họng hơn so với platform khổng lồ Apple gần như đều phải nghe theo.
Trong ngắn hạn, Facebook chắc chắn sẽ phải thực hiện theo yêu cầu của Apple; vừa chửi vừa làm theo. Chính Facebook cũng vỡ trận khi thay đổi chính sách quyền riêng tư trên Whatsapp và gặp phải làn sóng tẩy chay mạnh mẽ – trong khi Telegram vừa ăn mừng mốc 500 triệu người dùng trên toàn thế giới. Telegram là một thái cực đối lập hoàn toàn với Messenger/Whatsapp của Facebook.
Quyền lực của Apple nằm ở chỗ, họ sở hữu 2 vũ khí khủng kết hợp với nhau: phần cứng là các thiết bị Apple, kiểm soát rất chặt quyền riêng tư của người dùng và phần mềm là chợ ứng dụng Appstore vốn cũng nổi tiếng với việc kiểm soát chặt các nhà phát triển ứng dụng.
Nếu để ý kỹ; Safari tôn trọng và bảo vệ quyền riêng tư của người dùng tốt hơn rất nhiều so với Chrome của Google – chặn các tracking code “vô tư” trên các website và thông báo cho người dùng. Trong danh sách các công cụ tìm kiếm đề xuất của Safari cũng có mặt Duck Duck Go – một search engine tôn trọng hoàn toàn tính bảo mật riêng tư – không lưu trữ lịch sử tìm kiếm, không quảng cáo dựa trên tracking người dùng.
Nói như người Việt thì Apple và Safari đang dạy các nhà phát triển ứng dụng (trong đó có Google/Facebook…) việc lễ phép – vào nhà người ta thì phải chào hỏi, xin phép, mượn đồ, lấy đồ gì cũng phải hỏi – còn như tình trạng hiện tại thì G & F giống như việc bạn mời vào nhà chơi là tự nhiên mặc định vào phòng ngủ bật ti vi, lục tủ lạnh xem có gì, bới thùng rác xem đã ăn gì, vào phòng học của con bạn, lật giở hết các ảnh, bật hết các video lên xem, hiểu vợ bạn hơn cả bạn, biết chồng bạn đang nói chuyện với bao nhiêu tuesday… vân vân và vân vân.
Tóm lại, cuộc chiến về quyền riêng tư không mới trên thế giới nhưng vài năm trở lại đây, khi có sự phát triển của công nghệ máy học (machine learning) cùng trí tuệ nhân tạo (AI) thì việc “xâm phạm” quyền này trở lên đáng sợ hơn rất nhiều – và cần những tiếng nói đến từ những người khổng lồ như Apple để ít ra, người tiêu dùng – bên A’ – hiểu được rằng mình đang hiến tặng cho bên B + B’ những gì – ít ra là awareness đã. Còn lại cũng chỉ như cá nằm trên thớt – về cơ bản, quyền quyết định vẫn chưa được trao về tay A’ đâu.
Chia sẻ củaTrần Anh Tú