Hành Trình Chinh Phục Content Creator – Phần 1

Bạn đã biết Content Creator thật sự là gì chưa? Cách để bạn trở thành một Content Creator thành công là gì? Bài viết này dành cho bạn đấy!

Trong một khoảng thời gian mình tạo ra hàng ngàn bài viết cho các dự án của công ty và sau đó quản lý đội nhóm để triển khai quá trình content marketing. Mình đúc kết ra điều “ăn tiền” của một người làm Content Creator tuyệt vời đó chính là sự sáng tạo và không ngừng đổi mới.

Đã bao giờ bạn đặt câu hỏi: Vì sao lại cần sáng tạo nội dung?

Giữ hàng trăm hàng ngàn đối thủ cạnh tranh, chỉ có sự sáng tạo khác biệt mới giúp doanh nghiệp của bạn nổi bật giữa đám đông.

Giữa hàng triệu kết quả tìm kiếm của Google, bạn cũng chỉ có vài giây để lọt vào mắt xanh của khách hàng.

Giữa triệu người trên fanh/chị/embook, nếu bạn để profile của mình quá tẻ nhạt và khô khan thì thử hỏi ai sẽ hứng thú tìm hiểu bạn là ai?

Vì vậy, sáng tạo nội dung đối với một doanh nghiệp là cực kỳ quan trọng, nếu bạn không có ý định dùng đến nó, thì bạn đã cho đối thủ thêm cơ hội để đánh bại mình rồi!

‎‎ Content creator là người tận dụng khả năng sáng tạo vào việc sản xuất nội dung trên các phương tiện truyền thông để thu hút khán giả. Họ luôn mang đến những trải nghiệm mới mẻ cho người xem qua sự sáng tạo nội dung của mình, thông qua câu chuyện, đoạn văn, video Youtube‎‎‎.

Khác với content writer chi thiên về viết lách trên blog hay copywriter chỉ thiên về viết lời quảng cáo, slogan‎‎‎. Content creator đa năng và làm được nhiều việc hơn rất nhiều.

Họ có thể là nhà văn, người hay viết lách, beauty bloggers, youtuber hay blogger‎ Content creator hay còn được gọi là “nhà sáng tạo nội dung” có thể đóng góp bất kỳ nội dung nào sau đây: blog, tin tức, hình ảnh, video, âm thanh,emmail, cập nhật xã hội và các nội dung liên quan khác.

Ai cũng sẽ có thể trở thành một Content Creator được, nhưng để trở thành một Content Creator tốt và ảnh hưởng lại là một chuyện rất khác. Muốn trở thành content creator trước tiên bạn nên học viết content trước để có kỹ năng viết cơ bản đáp ứng yêu cầu của một content creator, bạn cần tạo được cho mình một phong cách riêng, kèm theo đó là một niềm đam mê mãnh liệt với nghề.

Nếu bạn chưa biết cách thì cùng mình đi tìm hiểu trong hành trình này nhé!

Điều đầu tiên mình muốn nói đến đó là

Đây chắc chắn là thói quen ưu tiên, mọi người nói quá nhiều rồi mình chỉ nói sơ qua một số kinh nghiệm về mindset cho kỹ năng độc của các bạn tốt hơn thôi!

Câu hỏi đặt ra ở đây là “Đọc gì để viết đúng?”

Quan điểm của mình là đọc không cần quá nhiều nhưng khi đã đọc là sẽ đúc kết và áp dụng được ngay kiến thức đó. Do đó, bạn hãy cố gắng set up tư duy như sau:

  • ‎Đọc có chọn lọc, không đọc tất cả
  • ‎Đọc miếng nào, thì xào ngay miếng đó
  • ‎Đọc cài gì, hiểu, đúc kết và diễn đạt trôi chảy được nó

Bạn đọc nhiều sẽ làm quen dần với mặt từ, cách thức tiếp cận nội dung cũng như cách bố trí từ ngữ trong câu.

Bạn sẽ gặp chúng ở khắp mọi ngóc ngách bên trong sách vở, khi đó bạn có thể nhanh chóng lướt qua những phần mình đã hiểu để tiếp tục với đoạn nội dung mới hơn. Đây là cách đọc nhanh của rất nhiều người nói rằng mình có thể đọc được 1 cuốn sách hay 1 nội dung thật dài nào đó chỉ trong 1‎‎‎2 giờ.

Là một Content Creator giỏi có thể truyền tải được các thông điệp của các sản phẩm, của cá nhân hay các doanh nghiệp. Và việc sáng tạo cũng như chuyển hóa được các nội dung để trở nên liên kết và hoàn chỉnh để tối ưu là rất quan trọng.

Bạn chắc chắn phải luyện tập thói quen viết hàng ngày. Đôi khi chỉ đơn giảm như bạn miêu tả lại điều bạn cảm thấy tuyệt vời mỗi ngày, làm thơ hay viết nhật ký, nâng cao hơn có thể là làm infographic, video hay khóa học.

“Trăm hay không bằng tay quen”. Nếu bạn rèn luyện thường xuyên có thể cải thiện rất nhiều cho khả năng viết và tưởng tượng.

Đầu tiên, bạn hãy đưa ra những lý do luyện viết để tạo động lực cho bản thân như:

  • ‎Viết để diễn tả những gì tôi muốn
  • ‎Viết để tạm rời xa với thế giới bận rộn và kết nối sâu hơn với chính bản thân mình
  • ‎Viết để hiểu biết, viết để ghi nhớ
  • ‎Viết bởi vì bạn không thể vẽ ra trí tưởng tượng của mình bằng bất cứ điều gì ngoại trừ từ ngữ
  • ‎Viết bởi vì bạn muốn kết nối với mọi người
  • ‎Viết bởi vì có một thứ gì đó cần được giải thoát
  • ‎Viết để xây dựng thương hiệu cá nhân
  • ‎Viết để bán hàng và tạo ra chuyển đổi

Tiếp theo hãy thiết lập thời gian biểu viết lách

  • Bạn tạo một chiếc đồng hồ bấm giờ cho việc tĩnh tâm vào mỗi lần viết. Chẳng hạn, thời gian đầu mình sẽ đặt thời gian là 30p‎ ,1 tiếng cho một bài viết, khi đã cải thiện dần mình sẽ rút ngắn dần thời gian lại, đặt 10 phút cho mỗi lần viết. Hãy để câu chữ tuôn ra và cố gắng thật sự tập trung trong suốt 10 phút đó.
  • Khi bạn xác định được khoảng thời gian giới hạn cho phép giải tỏa đi một vài nỗi sợ hãi bên trong bạn và điều đó được biểu hiện thông qua ghi chép của bạn.
  • Thoát khỏi tâm lý cầu toàn

Đừng để việc thiếu kiến thức về nền tảng hay một lĩnh vực nào đó trong viết lách cản trở bạn, cứ viết đi!

Bạn sẽ học trong quá trình bạn viết, với sự luyện tập thường xuyên và chăm chú.

Bạn sẽ không bao giờ trở nên hoàn hảo trong việc viết‎ ,có trời mới biết chúng ta cách xa ngưỡng hoàn mỹ đến mức nào‎ ,do đó cách duy nhất để trở nên giỏi hơn là hãy luyện tập.

Cứ sản xuất nội dung và sau đó quay lại chỉnh sửa dần sau. Thói quen của mình là sẽ đọc lại những content mình viết vào 6 tháng đến 1 năm trước để sửa lỗi vàemdit lại nội dung.

Và để chăm nom đến những gì bạn đang làm. Hãy làm điều đó mỗi ngày và từng nhược điểm sẽ trở nên tuyệt vời một cách đáng ngạc nhiên.

Ngoài ra hãy cứ để bản thân được thoải mái và vui vẻ hết mức đừng lúc nào cũng gò bó ý tưởng và ép bản thân phải sáng tạo quá nhiều, thì lúc đó ý tưởng sáng tạo sẽ tự nhiên được bung ra một cách dạt dào!

Sau khi đã có nội dung người làm Content Creator hoàn toàn có thể biến thể nó thành các biến thể khác như Infographic, video, khóa học,embook‎‎‎.Thì lúc này bạn lai cần phải học thêm các kỹ năng để thực hiện các dạng biến thể này!

Là một người sáng tạo nội dung điều tiên quyết là bạn phải không ngừng sáng tạo và đổi mới. Vì vậy sức mạnh của việc đặt câu hỏi là quá quan trọng để bạn không thể bỏ qua.

Một điều lưu ý nhỏ ở phần này mình thấy nhiều bạn hay áp dụng sai đó là đối với việc sáng tạo nội dung viết content, bạn đừng hỏi “Nên viết cái gì”, mà hãy hỏi “Tại sao lại viết?”

  • Công chúng mục tiêu của content này là ai?
  • Tại sao họ muốn share bài viết hay video của bạn lên trang cá nhân của họ?
  • Tại sao lại viết bài viết này? Mục đích của nó để làm gì?
  • Content này sẽ giúp ích gì cho người đọc/xem/nghe?

Hãy đảm bảo với mình là đặt câu hỏi tại sao ít nhất là 4 lần trước mỗi ý tưởng nào đó!

4 câu hỏi cơ bản này sẽ giúp cho các Content Creator suy nghĩ cặn kẽ khi bắt đầu cho quá trình sản xuất nội dung của mình.

Trong khi trả lời những câu hỏi này bạn sẽ bắt đầu đi nghiên cứu nhiều hơn nữa, tìm kiếm những gợi ý từ khách hàng hay bắt trend cho kịp thị trường‎‎‎.

Lúc đó việc sản xuất nội dung của bạn sẽ đem đến những nội dung thật sự có ích cho khách hàng và mục tiêu mà bạn hướng đến.

Mình đặc biệt rất thích đặt câu hỏi tại sao cho đồng nghiệp hay nhân viên mỗi khi đề ra một ý tưởng nào đó. Khi đặt những câu hỏi này, mình có dịp đào sâu thêm để hiểu rõ ngọn nguồn của vấn đề. Xem liệu rằng nội dung này có thích hợp với thời điểm hay cách triển khai đó hay không.

Ngoài ra mình sẽ cố gắng nặng thêm thêm nhiều nhóm câu hỏi nữa để kích thích sự sáng tạo và tìm ra ý tưởng hay cho bản thân như:

  • Nhóm câu hỏi 1: Tại sao cần có bài viết này?
    • ‎Người đọc bài viết, xem video, học khóa học‎‎‎.này là ai?
    • ‎Bạn muốn người đọc làm gì sau khi đã đọc qua content của bạn? (Đăng ký, chất lượngick to web, tương tác‎‎‎..)
  • Nhóm câu hỏi 2: Tại sao họ sẽ đọc bài viết này?
    • ‎Điều gì khiến bài viết của bạn trở nên hấp dẫn? (tiêu đề hay, video trình bày hấp dẫn, website chất khi xuất hiện‎‎‎.)
    • ‎Tiêu đề đã đủ hấp dẫn người đọc chưa?
    • ‎Cách thức truyền tải content này như thế nào? (thông qua blog, post social, video, postcard‎‎‎.)
    • ‎Người đọc có hứng thú với chủ đề này hay không?
    • ‎Kênh bạn phân phối nội dung là gì?
  • Nhóm câu hỏi 3: Tại sao bạn chọn chủ đề này?
    • ‎Chủ đề đủ sâu chưa? Có bị trùng lặp với ai không? Có lan man không?
    • Chủ đề có liên quan đến sản phẩm của bạn không?
    • Nội dung của bạn đã sử dụng yếu tố sáng tạo nào thật sự gây ấn tượng với người đọc chưa?
    • ‎Nội dung đã khái quát được chủ đề này chưa?
  • Nhóm câu hỏi 4: Tại sao lại sản xuất nội dung đó vào lúc này?
    • ‎Thời điểm này có thích hợp để sản xuất nội dung đó? (tính mùa vụ, bắt trend, ‎)
    • ‎Content được sản xuất này có gắn với sản phẩm hay dịch vụ nào sắp ra mắt hay bạn muốn đẩy mạnh hay không?

Chía sẻ của Trần Hoàng Ngọc Tâm

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Click vào một ngôi sao để đánh giá bài biết!

Đánh giá trung bình 0 / 5. Số phiếu: 0

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết có 0 bình luận
THÔNG TIN NGƯỜI GỬIĐóng (x)

Bài Hay Nên Đọc

Bài Mới Xuất Sắc

Case Study Mùa Dịch: Bán Hết 500kg Cua Trong 1 Ngày

Đây là một case study khá thú vị với mình trong mùa dịch, chưa dừng việc bán hết 500kg cua mà những ngày tiếp theo...

Seeding Facebook – Hiệu Ứng Đám Đông Không Bao Giờ Đi Sau Thời Đại

Mình làm chuyên về dịch vụ seeding từ lúc mà seeding còn chưa biết đến nhiều bị. Thậm chí anh chị em đánh đồng vào...

Cổ Phiếu Bất Động Sản Có Phải Là Những Tài Sản Bất Động Thời Gian Tới?

Trước khi tìm hiểu dòng cổ phiếu BĐS có tiếp tục là dòng cổ phiếu đáng đầu tư cho năm 2021-2022. Chúng ta cùng nhìn...

Hạng mục đầu tư – Tại Sao Stocks Có Thể Đánh Bại Bonds Hay Gold?

Đầu tư có thể được hiểu là việc từ bỏ nhu cầu tiêu tiền ở thời điểm hiện tại của bản thân mình, chuyển số...

Ma Trận BCG Là Gì?

Được tạo bởi Boston Consulting Group, ma trận Boston – còn được gọi là ma trận BCG hoặc ma trận tăng trưởng – cung cấp...

Ngày Kép 5.5 Thì Làm Gì Để Nhiều Đơn Hàng?

Trước tiên, shop cần tối ưu lại trang chủ của shop, banner, hình ảnh sản phẩm và nội dung mô tả của các sản phẩm...