Bạn có biết? Dịch vụ Grab Car, với giao diện được thiết kế để “TRẢ LỜI TẤT CẢ NHỮNG CÂU HỎI & NỖI LO TIỀM THỨC CỦA CON NGƯỜI KHI GỌI XE
- Xe hãng gì
- Biển số xe
- Tài xế: Tên, Chất lượng dịch vụ (số sao + số lượng khách hàng đánh giá)
- Màu sắc của xe
- Định vị thời gian thực của xe
- Ước tính còn bao nhiêu khuyến mãi / thời gian nữa thì đến đón
Trong khi đó dịch vụ gọi xe ô tô của BE cũng bắt chước tương tự giao diện, nhưng đáng buồn vì không hiểu nguyên lý hành vi nên các nhà thiết kế sản phẩm đã bỏ qua 1 chi tiết tưởng NHỎ nhưng rất quan trọng. Đó là BE không hiển thị màu xe cho khách hàng trong lúc đợi xe.
Key insight ở đây là vì phần lớn người Việt không sở hữu xe oto, nên HẦU HẾT chúng ta sẽ chả thể phân biệt được 1 chiếc Toyota, Hyundai hay KIA, cho đến khi nó đủ gần để bạn nhìn thấy logo của hãng.
Hãy thử tưởng tượng một ngày mưa đứng đợi xe chẳng thể nhìn biển số, hãng xe vì xung quanh toàn là nước. Nếu bạn biết rõ chiếc xe đón mình là màu trắng thì có lẽ bạn hoàn toàn bớt thấp thỏm mỗi khi những chiếc đỏ, đen tấp sát vào lề?
Dĩ nhiên rồi, xe đón bạn màu trắng cơ mà, bạn chỉ cần đứng đợi cho đến khi một tín hiệu nhận biết rõ ràng rằng có xe màu trắng đỗ trước mặt bạn.
Điều ấy tuy nhỏ nhưng là một trong những tính năng góp phần thành công cho Grab tại Việt Nam.
Phát triển một sản phẩm với một tư duy hiểu rõ về hành vi khách hàng và các yếu tố ảnh hưởng là cốt lõi để Grab thành công tại Đông Nam Á, vốn gồm nhiều quốc gia, đa ngôn ngữ, văn hóa, phong tục, tập quán.
Bạn đã nghĩ đến việc ứng dụng khoa học hành vi để sản phẩm của mình phát triển thành công?
Sự kiện lần này chính là cơ hội để bạn hiểu người dùng tạo ra sản phẩm đốt phá cho doanh nghiệp.
Tổng hợp và chia sẻ của Phương Anh