Mục lục
Dựa theo báo cáo của AnyGroup Influencer Việt Nam 2020, nhóm mirco influencer đang chiếm gần nửa thị trường (45%).
Trong khi thị trường ngày càng cạnh tranh thì micro influencer nên làm gì để “level-up” số follower mình lên? Bước đầu như bao chiến dịch Marketing khác, xác định STP
Trong thời mọi thứ đều được thương mại hóa, Influencer dần được coi là một người bán hàng với sản phẩm là sức nặng giọng nói và tính mạnh hình ảnh.
Khách hàng có thể là fans, followers, công chúng và các nhãn hàng. Để việc trao đổi có thể diễn ra trơn tru và “sản phẩm” ngày càng được săn đón, Influencer cũng cần biết cách làm truyền thông marketing. Trong quy trình Marketing đầy đủ 5 bước, một trong những bước đầu, không thể thiếu – STP (Segmentation – Targeting – Positioning).
Nói chiến lược STP thì có vẻ hơi khô khan, nhưng về cơ bản thì đây là việc trả lời cho câu hỏi khán giả của chúng ta là ai.
Influencer mà xác định càng rõ thì việc hiểu cũng như phát triển mối quan hệ hai chiều sẽ càng trở nên dễ dàng.
Vậy Influencer nên bắt đầu với chiến lược này như thế nào? Xin mời bạn đọc bài viết bên dưới!
STP là gì?
STP là một trong những bước đầu khi thực hiện 1 quy trình Marketing bài bản. Chúng viết tắt cho 3 chữ cái đầu của 3 hành động: Segmentation (Phân khúc), Targeting (Chọn mục tiêu) và Positioning (Định vị).
Cụ thể hơn:
Segmentation (Phân khúc): Đây là lúc bạn phân chia toàn bộ thị trường ra thành nhiều nhóm nhỏ dựa trên những đặc điểm giống nhau. Có rất nhiều cách để phân chia thị trường, có thể là theo khu vực địa lý, độ tuổi, giới tính, đặc điểm hành vi mua sắm, sở thích, v.v….
Targeting (Chọn mục tiêu): Sau khi phân chia xong, bạn sẽ lựa chọn 1-2 nhóm mà bạn thấy phù hợp nhất, dễ tiếp cận nhất hoặc có khả năng sinh lời tốt nhất.
Positioning (Định vị): Đây là lúc bạn cần “làm nét” tính cách của bản thân, xác định rõ về tính chất đặc điểm về sản phẩm/ hình ảnh/ giọng nói của bạn.
Để dễ hiểu hơn, quá trình này giống như việc ăn bánh. Với cả cái bánh là toàn bộ thị trường hiện hữu, bạn sẽ cắt nhỏ cái bánh (segmentation) ra nhiều phần.
Có rất nhiều cách để cắt, và các phần bánh có thể không đều nhau. Sau đó, bạn sẽ lựa chọn phần bánh mà bạn thích (targeting) và nghĩ xem nên ăn chúng như thế nào (positioning).
Tại sao Influencer cần làm STP?
STP cũng đem lại nhiều lợi ích, bao gồm:
Xác định rõ ràng được đối tượng fan/followers.
Giúp cụ thể hóa nội dung, hình ảnh của Influencer muốn truyền tải.
Dễ tạo được sự liên kết với cộng đồng và từ đó tạo ra nhóm fan trung thành.
Đồng bộ hóa được hình ảnh cá nhân, dễ dàng hơn khi các nhãn hàng có tính cách tương tự tìm influencer để hợp tác cùng
Giống như một diễn giả nói với đám đông, họ sẽ xác định được những người nghe buổi hôm đó có hình dáng như thế nào, từ đó biết cách lựa chọn nội dung cũng như cách thể hiện phù hợp.
Bước 1: Segmentation
Ví dụ: A đang là sinh viên năm cuối ngành sân khấu điện ảnh, đang thực tập cho một hãng phim. Bởi vì đam mê làm đẹp nên cô cũng muốn trở thành một Beauty Vlogger.
Dẫu có nhiều cách để chia, nhưng A quyết định sẽ phân chia thị trường dựa trên nhu cầu sản phẩm. Ở trong làm đẹp sẽ được chia ra làm 2 mảng chính đó là Skincare (Dưỡng da) và Makeup (Trang điểm).
Trong 2 mảng này, về cơ bản nhất, sản phẩm sẽ được phân chia theo phân khúc giá: High-end (cao cấp), Mid-end (trung cấp) và Drugstore (Bình dân).
Bước 2: Targeting
Vì A làm việc trong lĩnh vực sân khấu điện ảnh, hằng ngày phải make up rất nhiều nên cô quyết định đi theo hướng sản phẩm này thay vì skincare.
Trên thị trường Việt Nam hiện tại có một đội quân beauty vlogger đông đảo nên A biết nếu muốn tiến vào thì nên đi theo thị trường ngách đầu tiên.
Tuy kích cỡ có nhỏ hơn nhưng ít đối thủ cạnh tranh và dễ dàng khai thác được toàn bộ sự chú ý của người xem.
Hầu hết các beauty vlogger đều là các bạn trẻ, phần lớn chọn phân khúc bình dân, review theo nhóm sản phẩm nội địa Trung Quốc và Thái Lan rất nhiều.
Vậy nên A quyết định nhắm vào phân khúc tầm trung và tầm cao.
Bước 3: Positioning – Định vị bản thân
Vì nhắm đến đối tượng người xem từ trung cấp đến cao cấp, A cũng cần xây dựng hình ảnh bản thân có giá trị tương đương.
Không chỉ dừng lại ở các sản phẩm của bạn ấy review, A cũng cần để ý đến kiểu tóc, quần áo, background, màu sắc, chất lượng video, cách nói,…
Kylie Jenner – Một trong những influencer sở hữu brand mỹ phẩm riêng với giá cao ngút trời cùng hình ảnh nghìn đô.
Chia sẻ của Thùy Linh