Mục lục
Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đều muốn bán được nhiều hàng, và để làm được điều đó chúng ta thường nghĩ ngay đến chạy quảng cáo. Vì đơn giản nó là công cụ giúp chúng ta có tâm lý “ Hôm nay chạy, ngày mai có đơn luôn” . Nhưng thực tế có đúng như vậy? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé
Bài viết này chỉ mang tính chất chia sẻ kinh nghiệm cá nhân. Kinh nghiệm ko có đúng có sai chỉ có là nó có thể phù hợp với bạn hoặc không. Hãy chọn lọc và áp dụng thử những gì có ích nhé.
Phân tích dữ liệu tất cả quảng cáo
- Bạn cần xem lại mục tiêu từ Bước 1.
- Bạn xem chi phí bỏ ra thu về được bao nhiêu doanh thu? có lãi không?
- Bạn xem chi phí thu về trên lượt xem là bao nhiêu? Rẻ hay đắt?
Đối với chỉ số tỷ lệ click.
- Nếu tỷ lệ click thấp có nhiều nguyên nhân như : sản phẩm không hấp dẫn, không đúng nhu cầu người mua… Cần xem lại sản phẩm .Tỷ lệ click phù hợp thực tế trung bình khoảng 5% trong ngày thường, còn Campain sẽ cao hơn có thể lớn hơn 10%
Ví dụ : mùa hè mà đi quảng cáo quạt sưởi là không đúng rồi.
- Nếu tỷ lệ click quá cao mà lượt mua lại thấp chứng tỏ bạn đang bị CLICK TẶC. Cần xem lại ngay giá thầu, vị trí của quảng cáo. Tỷ lệ này dao động từ 25-100%. Tất nhiên phải tính trên thời gian từ 3-7 ngày. Còn nếu thời gian ít quá, tỷ lệ click cao có thể do sản phẩm bạn mới nên nhiều người tò mò click vào xem.
Ví dụ : mùa đông bán tất hình thú ngộ nghĩnh mà giá chỉ có 3.000 1 đôi sẽ có rất nhiều người tò mò và click vào
Đối với chỉ số lượt xem
- Mục tiêu nhiều lượt xem không cần lợi nhuận thì cân đối xem chi phí phù hợp chưa?
- Mục tiêu có lượt xem và có lợi nhuận thì xem tỷ lệ chuyển đổi phù hợp chưa? Nếu nhiều lượt xem mà không có lượt mua cần xem lại sản phẩm
Ví dụ : bán bàn phím máy tính giá 500k mà dùng dây usb, không phải bàn phím cơ, không bảo hành, không có thương hiệu nổi bật thì khách chỉ tò mò xem sản phẩm thôi chứ không mua
Mẹo: đừng nên vung tay quá trán. Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm. Hãy tối ưu chi phí và doanh thu tốt nhất. Ăn nhau vẫn là đường dài, đừng nên đốt cháy giai đoạn mà ngã giữa đường.
Phân tích dữ liệu từng sản phẩm
- Chi phí: bạn xem chi phí so với mức lợi nhuận có phù hợp chưa? Bạn có thể xem lại bài bán 1000 đơn vẫn lỗ của mình. Nếu chi phí nhỏ hơn nhiều so với lợi nhuận biên thì mục tiêu là phải tiêu nhiều tiền và doanh thu tăng tương xứng
- Doanh số : càng cao càng tốt nhưng tỷ lệ so với chi phí phải hợp lý
- CIR : cho bạn biết bỏ ra mấy đồng chi phí thì thu được mấy đồng doanh thu
Ví dụ : Bạn bán sản phẩm A lợi nhuận biên 50%. Toàn bộ chi phí gồm : vận hành, nguyên vật liệu, sàn thu ….khoảng 20%.
- Nếu chi phí quảng cáo 10%. Như vậy là ngon. Nên tìm cách làm cho quảng cáo tiêu nhiều tiền hơn
- Nếu chi phí quảng cáo 30%. Bạn đang hòa tiền. Cần xem lại mục tiêu của mình: xây sản phẩm? kiếm lượt xem?….
- Nếu chi phí quảng cáo từ 30% trở lên : Bạn đang bị lỗ. Xem lại mục tiêu. Tắt quảng cáo hoặc tối ưu lại sản phẩm
Mẹo : nếu không thể tối ưu được thì đừng tối ưu nữa. Thua keo này, ta bày keo khác. Hãy chọn sản phẩm khác phù hợp hơn
Chọn quảng cáo tự động hay thủ công?
- Quảng cáo tự động: dành cho những người lười. Bạn chỉ cần bật lên, toàn bộ để sàn tự lo.Tuy nhiên chương trình máy ngốn tiền rất nhanh, bạn cần theo dõi liên tục để xem có phù hợp với mục tiêu của mình hay không?
- Quảng cáo thủ công: dành cho các cao thủ cần mẫn. Bạn cần tinh chỉnh liên tục
Vị trí từ khóa luôn để phù hợp với sản phẩm
Cân nhắc giữa từ khóa thủ công và mở rộng
Mẹo : vị trí quảng cáo không phải cứ 1,2,3 mới bán tốt. Các vị trí khác vẫn hiệu quả mà giá thầu lại thấp
- Có thể chạy mở rộng trước sau đó chạy chính xác để hiệu quả
- Xóa bớt các từ khóa không ra đơn
Trên đây là 1 số chiến lược Huy Đỗ chia sẻ cho các chủ shop. Mong shop sẽ thành công
Với 6 năm kinh nghiệm bán hàng trên Shopee và luôn thuộc Top ngành hàng Huy tin với những bài viết Huy chia sẻ sẽ giúp anh chị em kinh doanh dễ dàng hơn trên Shopee.
Chia sẻ của Đỗ Quang Huy