Đâu Là Kênh Marketing Và Bán Hàng Hot Nhất 3 Năm Qua?

Tôi không có thông tin nghiên cứu chính thống nào cho câu hỏi này nhưng bằng quan sát hạn hẹp của cá nhân thì tôi cho rằng đó là Influencer Marketing và E-commerce (TMĐT).

Theo Báo cáo Influencer Marketing 2021 của Onfluencer (NovaOn Group) và State Of Influencer Marketing in Vietnam 2020 của 7SAT, chúng ta có các con số ấn tượng sau về Influencer Marketing:

  • Trung bình một chiến dịch Influencer marketing hiệu quả có thể mang lại doanh thu cao gấp 6, 5 lần chi phí bỏ ra.
  • 69 triệu $ là tổng quy mô thị trường Influencer marketing trong năm 2019, trong đó 60% chi trả cho nano/micro influencer.
  • 90% khách hàng tin những lời giới thiệu của người ảnh hưởng, trong khi chỉ có 33% khách hàng tin vào quảng cáo.
  • 72% doanh nghiệp (trong 5000 doanh nghiệp tham gia khảo sát) đánh giá chất lượng khách hàng đến từ chiến dịch Influencer marketing tốt hơn chiến dịch marketing không sử dụng hình thức này.
  • 78% marketer cho rằng sẽ tiếp tục chi ngân sách cho Influencer marketing, và có tới 66% trong số đó có ý định tăng thêm ngân sách.

Về TMĐT, theo Cục Thương mại điện tử và kinh tế số, Thương mại điện tử Việt Nam tăng trưởng ấn tượng trong năm 2020 với mức tăng 18%, quy mô thị trường 11, 8 tỉ USD, ước tính chiếm 5, 5% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước. Việt Nam cũng là nước duy nhất ở Đông Nam Á có tăng trưởng thương mại điện tử 2 con số.

Hiện nay, lượng khách hàng truy cập các sàn trung bình khoảng 3, 5 triệu lượt khách/ngày, tăng hơn 150% so với kỳ trước. Các phân tích của GlobalData’s E-Commerce Analytics cho thấy với tốc độ tăng trưởng xấp xỉ 18% hiện nay, dự kiến vào năm 2024 quy mô thị trường có thể đạt 26, 1 tỉ USD.

Với 65 triệu người sử dụng mạng xã hội và sự đổ bộ của các sàn Thương mại điện tử khủng nhất thế giới, cộng thêm cú huých từ Covid-19, sự phát triển vũ bão của Influencer marketing và Thương mại điện tử trong 3 năm qua là quá rõ ràng. Tuy nhiên, kéo theo đó là không ít những mặt trái và hệ luỵ của nó. Như việc brand quá lạm dụng Influencer, các Influencer review bất chấp và quá lố khiến người tiêu dùng thấy phản cảm, đề phòng. Còn mua hàng trên sàn Thương mại điện tử thì hay gặp cảnh quảng cáo một đằng sản phẩm một nẻo, nhận hàng xong mà khóc dở mếu dở.

Câu hỏi đặt ra là liệu có một phương thức và nền tảng nào kết hợp được thế mạnh của cả Influencer Marketing và Thương mại điện tử không? (Kết hợp thôi chứ không phải thay thế nhé các bạn)

Đi tìm câu trả lời cho câu hỏi này, gần đây tôi thấy trên nhiều trang tin và cả các cộng đồng mar-com có nói đến một nền tảng tên là Webuy do VC Corp phát triển.

Nói gắn gọn thì ưu điểm của Webuy là:

  • Vẫn là review nhưng review trên báo chí, để khai thác thế mạnh về uy tín của kênh PR kinh điển, giúp nội dung review trở nên đáng tin cậy hơn.
  • Không chỉ là review đơn lẻ một định dạng nội dung, WeBuy phát triển tuyến nội dung toàn diện dưới nhiều hình thức thú vị như bài viết, video, hình ảnh… và khai thác chủ đề đa dạng từ unboxing, top list, cho đến đánh giá chuyên sâu để truyền tải thông tin về sản phẩm, dịch vụ qua đó kích thích hành vi mua hàng.
  • WeBuy khác biệt so với các hình thức review truyền thống nhờ việc tích hợp các tính năng kích thích mua hàng tại chỗ ngay trong bài viết. Các box đánh giá, box vote, nút báo giá, nút recommend mua hàng… được lồng ghép đúng chỗ và đúng lúc trong những nội dung review. Một khi thông tin trong bài đủ sức gây ấn tượng, độc giả sẽ có nhu cầu tìm hiểu thêm hay muốn chi tiêu cho sản phẩm đó ngay, đó là lúc các tính năng kích thích mua hàng phát huy tác dụng dẫn họ đến nền tảng kinh doanh trực tuyến của doanh nghiệp.

Khác với bài PR thông thường chỉ đo được lượng view, impression, Webuy có nút mua hàng gắn link trực tiếp đến trang bán hàng của brand, giúp đo được lượng người quan tâm thực và mua hàng thực.

Với những ưu thế kết hợp từ phương thức review của Influencer Marketing và những tính năng thúc đẩy mua sắm Thương mại điện tử như trên, Webuy được gọi là kênh “PR Ecommerce” hay “Review Ecommerce”.

Nhưng, cá nhân tôi khi tìm hiểu về nền tảng Webuy vẫn còn không ít lăn tăn nên muốn đặt ra những câu hỏi sau:

– Dấu hiệu nào để độc giả báo chí nhận biết được một bài viết trên Webuy là bài review khách quan (như end user viết) chứ không phải bài quảng cáo?

  • Nếu đó là bài do đội ngũ biên tập của các báo viết, thiết kế, làm video thì làm sao đội ngũ này có đủ trải nghiệm phong phú và đủ sâu trong rất nhiều ngành hàng, với rất nhiều thương hiệu như end user để content trở nên gần gũi, chân thực?
  • Liệu việc gắn các nút thúc đầy mua hàng để tăng tính ecommerce của Webuy có khiến bài review trở nên giống bài bán hàng quá không? (Tức là thế mạnh này lại triệt tiêu thế mạnh kia)
  • Một bài review của Webuy thì đăng trên một báo duy nhất hay chạy đồng loạt nhiều báo? Nếu chạy nhiều báo mà consumer nhận ra thì liệu có khiến họ đề phòng đó là quảng cáo không?

Tôi biết có không ít nhân sự của VC Corp và Admicro có trong VMCC. Nếu các bạn có thể chia sẻ, thảo luận trực tiếp tại đây để doanh nghiệp và anh chị em marketer cùng nắm rõ hơn về Webuy thì tốt cho cả hai.

Các bạn VMCCer có góc nhìn nào khác về chủ đề này và về Webuy hãy cùng chia sẻ và thảo luận nhé.

Chia sẻ của Bích Hịp

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Click vào một ngôi sao để đánh giá bài biết!

Đánh giá trung bình 0 / 5. Số phiếu: 0

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết có 0 bình luận
THÔNG TIN NGƯỜI GỬIĐóng (x)

Bài Hay Nên Đọc

Bài Mới Xuất Sắc

Case Study Mùa Dịch: Bán Hết 500kg Cua Trong 1 Ngày

Đây là một case study khá thú vị với mình trong mùa dịch, chưa dừng việc bán hết 500kg cua mà những ngày tiếp theo...

Seeding Facebook – Hiệu Ứng Đám Đông Không Bao Giờ Đi Sau Thời Đại

Mình làm chuyên về dịch vụ seeding từ lúc mà seeding còn chưa biết đến nhiều bị. Thậm chí anh chị em đánh đồng vào...

Cổ Phiếu Bất Động Sản Có Phải Là Những Tài Sản Bất Động Thời Gian Tới?

Trước khi tìm hiểu dòng cổ phiếu BĐS có tiếp tục là dòng cổ phiếu đáng đầu tư cho năm 2021-2022. Chúng ta cùng nhìn...

Hạng mục đầu tư – Tại Sao Stocks Có Thể Đánh Bại Bonds Hay Gold?

Đầu tư có thể được hiểu là việc từ bỏ nhu cầu tiêu tiền ở thời điểm hiện tại của bản thân mình, chuyển số...

Ma Trận BCG Là Gì?

Được tạo bởi Boston Consulting Group, ma trận Boston – còn được gọi là ma trận BCG hoặc ma trận tăng trưởng – cung cấp...

Ngày Kép 5.5 Thì Làm Gì Để Nhiều Đơn Hàng?

Trước tiên, shop cần tối ưu lại trang chủ của shop, banner, hình ảnh sản phẩm và nội dung mô tả của các sản phẩm...