Mục lục
Hưởng ứng trào lưu giảm giá, chính là trào lưu “dìm” giá để cạnh tranh, việc này dễ dàng thấy phổ biến trên Shopee khi mah môi trường cạnh tranh quá “gay gắt”. Tuỳ quan điểm kinh doanh của mỗi người, tớ chưa đủ trình để phán đoán “đúng-sai” hay đơn giản là giới hạn quá mong manh.
Trong kinh doanh, miễn bạn thành công là kế sách của bạn đúng, không cần bình luận nhiều. Cái mình muốn nói ở đây chính là cái lợi và cái hại trong các chiến dịch “dìm giá”
Về cái lợi
Đầu tiên phải kế đến lượng khách hàng mới mà có thể không bao giờ nghĩ tới bạn trước đây. Tớ đã không nghĩ tới việc trang trí cửa hàng bằng hoa lụa, cho đến khi tớ thấy sản phẩm này trên shopee bán quá rẻ, cũng đáng để thử. Và thế là mê luôn.
Chiến dịch dìm giá của một shop nào đấy vậy là đã có thêm một khách hàng mới là tớ. Và vì thích, tớ có thêm nhu cầu trang trí nhà cửa, vườn tược vân vân và mây mây nên tớ quay lại shop thường xuyên à.
Tiếp đến, khi bạn đang “vắng bóng” khách hàng, thì thà giảm giá còn có khách ghé qua cứu vãn tình thế. Việc này sẽ hiệu quả ngay cả khi bạn là shop mới trên shopee vì bạn còn cần lượng đánh giá và follow ổn định đủ để hấp dẫn những khách hàng tiếp theo.
Về cái hại
Khi bạn giảm giá chứng tỏ bạn không “tự tin” với mức giá bạn đưa ra ban đầu. Có bao giờ bạn tự hỏi, sao cứ sản phẩm giảm giá là khách qua hỏi date, hỏi tem, hỏi mác – tóm lại tại sao giảm giá.
Và một khi bạn đã không “tin” và chính sp của mình, thật khó để thuyết phục khách hàng tin vào sản phẩm đó
Ngay lần đầu bạn giảm giá, bạn đã tạo một “tiền lệ” xấu, đơn giản bởi khách hàng định vị trong đầu “giá bán” bạn vẫn có lãi (hiếm ai tin bạn bán lỗ đâu). Mấy bạn ở đây đã từng giảm giá mà khi kết thúc chương trình vẫn bán hàng vù vù hay tư tưởng của khách đều là đợi giảm giá lần sau.
Giảm giá tổn hại đến “giá trị” của sản phẩm. Thông thường có hai cách định giá: cost-plus pricing (định giá theo chi phí); và value-base pricing (định giá theo giá trị mang lại).
- Trong trường hợp thứ nhất, giảm giá tạo ấn tượng bạn đã lãi quá nhiều trước đây, vì giờ bạn cắt margin (cắt lãi) bù phần giảm mà.
- Trong trường hợp thứ hai, giảm giá tạo ấn tượng giá trị sản phẩm không xứng đáng với mức giá bạn đã chi trả trước đây.
Giảm giá tạo phản ứng “không đáng tin tưởng”, vì mỗi lần được hỏi bạn thường trả lời, giá này “tốt” thì khách mới mua, bạn thử trả lời “đắt” xem khách chạy mất dép. Ấy vậy mà, sau đấy bạn lại quay ngoắt đi và “giảm giá”. Khách hàng biết tất cả đấy ạ.
Tất cả những gì còn lại giữa bạn và khách hàng bây giờ là “giảm giá”, không còn quá nhiều trao đổi về những điều quan trọng khác. Giữa bạn và khách hàng đơn giản chỉ là “rẻ thì mua”. Bạn đã thua trong một cuộc chiến khác mang tên “added value” (giá trị gia tăng)
“Dìm” giá tất nhiên sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận và ảnh hưởng đến chi phí cho marketing và chăm sóc khách hàng. Kéo theo hệ quả của việc giảm chất lượng dịch vụ. Hãy nhớ, ở Shopee:
- Có khi khách rate bạn 1* bởi vì sản phẩm bị méo vỏ khi vận chuyển, bị sánh đổ do đóng gói
- Có khi khách rate bạn 5* bởi một câu cảm ơn chân thành hay một món quả nho nhỏ bạn tặng kèm khách nha.
Đây chỉ là đánh giá chủ quan của mình, bạn có thể đồng tình hoặc phản đối, nhưng chắc chắn là không cover chiến dịch “dìm” giá của hàng giả và fake nha. Đây là một mảng đề tài khác mà thật khó có theory (lý thuyết) nào theo được.
Chia sẻ cả Mạnh Chu