Liệu bạn có tiết kiệm điện hơn khi bạn biết hàng xóm của bạn cũng làm điều tương tự? Hóa ra những người hàng xóm có ảnh hưởng rất lớn tới hành vi của chúng ta, và đó là những gì Dan Yates và Alex Laskey, những người sáng lập OPOWER đã chứng minh.
Lấy cảm hứng từ nghiên cứu hành vi của Giáo sư Cialdini, team sáng lập OPOWER nhận ra rằng nếu họ tập trung vào “niềm tin chuẩn mực” của mọi người (niềm tin của mỗi người về sự quan tâm của những người mà chúng ta quan tâm nghĩ rằng chúng ta nên hoặc không nên làm một điều gì đó), và gửi một thông điệp phù hợp với những niềm tin đó tới khách hàng, nó có thể có tác động mạnh mẽ đến hành vi của tất cả mọi người
Vì vậy, những gì họ đã làm là gửi cho mỗi hộ gia đình khách hàng của họ một hóa đơn điện được cá nhân hóa cho từng hộ, trong đó thêm vào báo cáo về cách thức sử dụng điện năng của khách hàng so với mức của hàng xóm.
Mức độ tiết kiệm điện năng giảm từ 1, 5% / tháng xuống 3, 5% / tháng! Đó là mức độ tiêu thụ điện giảm 230% chỉ với 1 thay đổi nhỏ trong hóa đơn điện! Sự thật là không ai trong chúng ta muốn trở thành kẻ lãng phí lớn nhất trong khu phố cả!
Vậy tại sao điều mà OPOWER thực hiện lại có hiệu quả cao đến vậy? Bởi vì nhóm tham chiếu – những hộ gia đình trong khu phố được đem ra so sánh với nhau, rất quen thuộc với nhau. Mọi người đều là hàng xóm của nhau và chúng ta có mối quan tâm rất lớn đến những người sát vách chúng ta đang làm gì.
Một điều đáng chú ý trong thí nghiệm của OPOWER: Việc thông báo với các hộ gia đình biết họ tiêu thụ bao nhiêu so với hàng xóm mang lại hiệu quả rất tốt. Việc tặng 100 đô la voucher cho các hộ tiết kiệm điện tốt cũng có hiệu quả tốt tương đương. Nhưng khi kết hợp cả hai phương án trên không mang lại hiệu quả gì cả!
Khi kết hợp các nguyên tắc hành vi, chúng ta cần thận trọng và đảm bảo rằng chúng bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau bằng cách kích hoạt các động cơ hành vi tương ứng. Khi OPOWER áp dụng cả 2 phương án cùng 1 lúc, thì động lực bên trong (muốn được những người trong xóm tôn trọng) đã bị xóa nhòa bởi động lực bên ngoài (số tiền được tặng).
Bên cạnh đó, để ứng dụng nguyên tắc “Bằng chứng xã hội” hiệu quả, bạn hãy lưu ý tới hiệu ứng “Người qua đường”.
Tại sao bạn sẽ không muốn giúp đỡ một người lạ bị hết xăng trên một con phố đông đúc hơn là trên một con đường vắng? Hay bạn sẽ ngó lơ một kẻ trộm ví nếu vụ đó xảy ở trên một con phố đông người?
Mọi người hay than vãn về sự lạnh lùng của xã hội hiện đại khi một người bị tai nạn mà chẳng ai ra giúp đỡ, nhưng khoa học đã chứng minh điều này lại là chỉ là một hiệu ứng hành vi xã hội thông thường.
Đó chính là hiệu ứng hành vi “Người qua đường”. Nếu có nhiều người khác xung quanh, bạn sẽ có cảm giác yên tâm (một cách nhầm lẫn) rằng người khác sẽ đứng ra giúp đỡ thôi. Vấn đề là hầu hết tất cả mọi người đều có suy nghĩ tương tự như vậy. Và do đó, khi một người bị tai nạn hoặc gặp vấn đề ở nơi đông đúc, sẽ tốn nhiều thời gian hơn để họ nhận được sự trợ giúp.
Lời khuyên nhỏ là nếu có lần xui xẻo hết xăng giữa đường, hãy mạnh dạn hỏi nhờ sự giúp đỡ của một người cụ thể trước mặt nhé, bạn sẽ nhận được sự giúp đỡ nhanh hơn rất nhiều việc tự dắt bộ ra trạm xăng gần nhất và mong có một người tốt chủ động đứng ra giúp bạn.
Tổng hợp và chia sẻ của Phương Anh