Mục lục
Mấy ngày nay trên mạng xã hội rộ lên Trend CEO Phương Hằng, rồi thì trước đó là siêu phẩm Trốn tìm của Đen Vâu. Đặc điểm chung của những trend này là xuất hiện, nóng lên đạt đỉnh, và hạ nhiệt (nhường cho trend khác) một cách nhanh chóng.
Nếu coi bắt trend là một nghệ thuật, thì chắc chắn rằng, người bắt trend là một nghệ sĩ. Cần phải nhanh nhẹn, sáng tạo và thức thời, vì trend trôi qua rất nhanh, nhiều khi nếu bạn không đủ nhanh nhạy, thì bạn đã trở thành “người tối cổ”. Vậy có những “bài” bắt trend nào hay được sử dụng? Hãy cùng xem các gợi ý của tôi nhé!
Trước khi sự kiện diễn ra
Đếm ngược: Đối với những sự kiện nóng, định trước thời gian sẽ lên sóng (live stream của cô Phương Hằng, hay trận chung kết có đội tuyển Việt Nam,…) bạn có thể dùng cách này để tạo nhiệt. Ngoài đếm ngược, tất cả các công tác chuẩn bị cũng nên được ghi lại để tạo nhiệt ấm theo dòng sự kiện.
Dự đoán: Cái này có thể làm minigame (dành cho các sự kiện có tính rõ ràng, dễ đoán), những sự kiện khó đoán hơn thì có thể tạo poll tranh luận trên các group). Đây cũng là dòng nội dung nhận được tương tác lớn.
Tổng kết các phần trước: Cái này cho con dân hay hóng chuyện, chưa xem được các phần trước nên muốn được sờ poi. Chỉ cần là sự kiện chảy theo dòng, kiểu nội dung này luôn làm được. Đặc biệt, nếu người viết chắc tay, hài và có khả năng sáng tạo tốt, kiểu nội dung này sẽ rất dễ để viral.
Trong khi sự kiện diễn ra
Livestream bằng… mồm: Nghe thì có vẻ hơi kì, nhưng trên thực tế, không phải ai cũng có thể tham dự, nghe hoặc xem event, Page của bạn có thể không dẫn link kéo traffic về các trang đang chiếu live stream, mà có thể làm post update tình hình theo thời gian thực, kiểu:
Phút…. bà Phương Hằng đang réo tên Vy Oanh (Comment trả lời ở dưới thông tin nền về Vy Oanh chẳng hạn)
Trong giờ diễn ra sự kiện, mọi chú ý đều đổ dồn về sự kiện, bạn không nên trải content quá nhiều trong khung giờ này, nên tập trung theo dõi, bắt khoảnh khắc, câu nói đáng chú ý để có thể lên bài ngay sau khi sự kiện kết thúc.
Ngoài những khoảnh khắc chính diễn ra trên màn hình, người làm nội dung cần chú ý thêm những niche (ngách) có thể làm nội dung khá thú vị, như: Trang mạng xã hội của những người liên quan, hoặc những người nổi tiếng cũng theo dòng sự kiện, comment hoặc kể cả là sự xuất hiện của người đang xem,…
Sau sự kiện
Đây là khoảnh khắc quyết định sự nhạy bén và sáng tạo của người làm trend. Các kiểu nội dung thường thấy:
Meme: Lấy hình ảnh đặc trưng và câu nói trong sự kiện để làm tổng kết meme, hoặc lồng ghép thông điệp sản phẩm của mình vô đó.
Bài tổng kết: Có thể tổng kết diễn biến (những cái tên xuất hiện trong buổi live stream của cô Hằng, đại loại thế,…); Bài bổ trợ thông tin nền, bài post vui vui tìm info những nhân vật xuất hiện trong sự kiện (như kiểu ảnh chụp cổ động viên xinh đẹp trên khán đài,…)
Bài phân tích ngược luồng dư luận
Bài phân tích ý kiến chuyên gia trong ngành về các góc độ,…. (như bài này chẳng hạn)
Tuỳ vào tính chất của fanpage, hay group thì sẽ có những kiểu bắt trend khác nhau, nhiều hay ít, thô thật hay tinh tế,… Nhưng, nếu bạn làm cho nhãn hàng, việc bắt trend phải vô cùng cẩn trọng, bởi nhiều khi nếu làm không khéo, việc bắt trend theo phong trào sẽ ảnh hưởng nhiều đến hình ảnh của thương hiệu.
Hãy tỉnh táo, đừng vì lượng tương tác trước mắt mà làm hỏng cả con đường “chính đạo” mà brand đã xây dựng suốt nhiều năm.
Chia sẻ của Ecomme