Mục lục
Theo bạn, ý kiến trên đúng không?
- Lựa chọn số 1 – Cảm thấy đúng
- Lựa chọn số 2 – Cảm thấy sai
- Lựa chọn số 3 – Thấy đúng/sai – giải thích theo quan điểm của mình
Giải đáp:
Trước hết, để trả lời được câu hỏi trên chúng ta cần hiểu rõ 2 khái niệm sau:
Thứ nhất, Marketing là một môn khoa học & nghệ thuật về tìm kiếm, tạo ra, cung cấp giá trị nhằm thỏa mãn những nhu cầu của một thị trường mục tiêu nào đó mà có lãi. (theo Philip)
Thứ hai, Brand là một cái tên, một dấu hiệu, một biểu tượng hoặc tổng hợp tất cả các yếu tố đó để nhận diện hàng hóa/dịch vụ của doanh nghiệp & để khác biệt hóa so với đối thủ cạnh tranh (theo Hiệp hội Marketing của mỹ).
Thương hiệu là 1 thứ vô hình, nó không thuộc về doanh nghiệp mà nó thuộc về khách hàng, những gì mà khách hàng nghĩ về bạn.
Thứ ba, Branding là hoạt động xây dựng thương hiệu nhằm khắc sâu thương hiệu vào tâm trí khách hàng, nhắm khách hàng có cảm tình tới thương hiệu, nhớ tới thương hiệu với sự khác biệt rõ ràng, hay muốn khách hàng làm đại sứ thương hiệu cho brand.
Với mình, làm branding không chỉ đơn giản giúp khách hàng có cảm tình vs thương hiệu, mà còn phải tạo ra lợi nhuận. Nếu branding không tạo ra lợi nhuận thì đó là những hoạt động vô nghĩa và lãng phí.
Như vậy, chúng ta thấy nhiệm vụ của marketing sẽ bao gồm các quá trình nghiên cứu tìm kiếm nhu cầu của thị trường, khách hàng chưa được đáp ứng, hoặc đáp ứng chưa tốt, từ đó đáp ứng bằng những giải pháp – sản phẩm/dịch vụ khác biệt và tạo ra lợi nhuận cho tổ chức.
Còn branding làm các nhiệm vụ xây dựng niềm tin yêu cho sản phẩm tạo ra sự khác biệt và để in sâu vào tâm trí khách hàng, giúp khách hàng lựa chọn dễ hơn trong nhu cầu đang mong muốn được đáp ứng của khách hàng.
- Rõ hơn chút nữa, nhiệm vụ của marketing bao gồm:
- Hoạch định chiến lược định vị thương hiệu dài hạn và lên kế hoạch marketing hàng năm.
- Lên kế hoạch rồi còn phải thực thi như hoạt động kích hoạt thương hiệu, truyền thông đảm bảo mức độ tăng trưởng theo mục tiêu chiến lược của công ty đã đề ra
- Liên tục R&D, đổi mới & mở rộng sản phẩm
- Đảm bảo sức khỏe thương hiệu qua các chỉ số về thương hiệu
- Đảm bảo Doanh số/thị phần/lợi nhuận
Ý kiến trên là ĐÚNG
Branding là một nhiệm vụ của marketing, nó xuất phát từ nhu cầu của Marketing, tuy nhiên nó tuyệt đối quan trọng. Branding không bao trùm marketing, nhưng brand sẽ là kim chỉ nam cho mọi hoạt động tiếp thị của doanh nghiệp.
Để hiểu rõ hơn chúng ta thấy, làm marketing ở đây là nhu cầu làm kinh doanh, làm business
(Theo wiki: Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. Như vậy doanh nghiệp là tổ chức kinh tế vị lợi)
Làm kinh doanh, làm business chúng ta biết: Doanh nghiệp có 3 bộ phận chính: bộ phận sản xuất sản phẩm, bộ phận tiếp thị, và các bộ phận sale.
Các bộ phận chức năng còn lại như tài chính, nhân sự, logistic, công nghệ…vv là để phục vụ 3 bộ phận chức năng chính trên.
Doanh nghiệp khi sinh ra đã có ý tưởng về sản phẩm, tuy nhiên để thiết kế bao bì, giá, phân phối hay bán hàng đều phải dựa vào sự nghiên cứu của bộ phận marketing theo định hướng của branding và chiến lược doanh nghiệp ngay từ đầu.
Tại những SMEs thì branding có thể nằm trong marketing, với một số mô hình công ty lớn (FMCG) có nhiều brand khác nhau, thì Brand có thể tách ra một nhánh riêng hoạt động độc lập trong cơ cấu của đơn vị kinh doanh.
Marketing xuất phát từ NHU CẦU kinh doanh mặt hàng (sản phẩm/dịch vụ) nào đó. Cho nên, tùy từng loại hình doanh nghiệp mà marketing thuộc quyền của Giám đốc KD (gồm sales – bán hàng & marketing – tiếp thị).
Hoặc marketing tách riêng độc lập với bán hàng (giám đốc marketing to ngang giám đốc sales, 2 ông này làm việc trực tiếp với CEO chứ không cần ông nào gọi là GĐKD nữa)
Ba cấp độ của người kinh doanh khi làm branding bao gồm: – Sản phẩm/dịch vụ tốt (P1 = product) – Hành vi, thái độ ứng xử của nhân viên – Cuối cùng mới đến truyền thông.
Cho nên nhiều doanh nghiệp nhỏ chưa cần truyền thông để làm branding nhưng vẫn buôn bán rất tốt. Họ làm mọi hoạt động tiếp thị để bán hàng (nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ, chăm sóc khách hàng…vv)
Ví dụ khác, những Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm, thu mua nguyên vật liệu là những Doanh nghiệp B2B rất to, rất lớn hàng ngàn tỷ mỗi năm nhưng họ chỉ cần có vài đối tác ruột đầu vào và đầu ra.
Branding của họ chính là uy tín của ông chủ, chất lượng của sản phẩm hay thành phẩm để tạo nên sản phẩm.
Chia sẻ của Biệt Đội Marketers 4 Cấp Độ.