Cục quản lý Dược Việt Nam (DAV) ước tính tổng giá trị ngành đạt 7,7 tỷ USD trong năm 2021.
Thuốc nhập khẩu vẫn chiếm lĩnh thị trường dược phẩm, với 64% thị phần trong năm 2018. Đặc biệt, các loại thuốc nhập khẩu chiếm hơn 71,5% sản lượng phân phối qua kênh bệnh viện, trong khi thuốc nội địa chỉ chiếm 28,5%.
Việt Nam đã chi 3.07 tỷ USD cho thuốc nhập khẩu (+10,2% YoY) trong năm 2019. Gần 55% trong số này nhập từ EU (+12% YoY).
Thuốc biệt dược gốc chiếm khoảng 50% tổng giá trị chào thầu trong năm 2019.
Điều này cho chúng ta thấy rằng các công ty dược phẩm nội địa cần có các sản phẩm có thể cạnh tranh với các sản phẩm tương đương với sản phẩm của nước ngoài ở cả Nhóm 2 và Nhóm 1 để đạt được mục tiêu của ngành nói chung.
Nhóm thuốc generic vẫn được chia làm 5 loại/nhóm trong quy trình đấu thầu để giành quyền cung cấp thuốc cho các cơ sở y tế công lập.
Trong Nhóm 5 và Nhóm 2, các loại thuốc nhập khẩu có thể không được phép chào thầu nếu thuốc sản xuất trong nước đáp ứng tiêu chuẩn WHO-GMP và EU-GMP tương ứng về cùng một hoạt chất chính (API), và nếu năng lực sản xuất của công ty có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu.
Tính đến ngày 30/11/2019 số lượng dây chuyền sản xuất hay nhà máy đạt tiêu chuẩn chất lượng sản xuất EU-GMP/Nhật Bản-GMP hoặc PIC/s đạt 19 trong số 203 nhà máy dược phẩm, thuộc hơn 170 công ty sản xuất dược trong nước và các công ty đa quốc gia.
Trong số các công ty niêm yết, IMP và PME là những công ty đã đạt chứng nhận EU-GMP cho 2 dây chuyền sản xuất. Trong khi DHG có chứng nhận cho cả 2 tiêu chuẩn PIC/s và Japan-GMP
Các hoạt động M&A trong ngành phù hợp với xu hướng toàn cầu:Trong Q2/2019, Taisho đã tiến hành mua lại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang (DHG) trong năm 2019. Hiện tại Taisho sở hữu 51% cổ phần của DHG.
Trong tháng 5/2019, Công ty KT Kimia Farma, một công ty dược phẩm của Indonesia cho biết, họ đang xem xét việc mua lại chuỗi cửa hàng bán lẻ dược phẩm Việt Nam.
Với tiềm năng mà thị trường Việt Nam hiện có, các công ty dược phẩm nước ngoài có xu hướng tiến hành M&A để tận dụng nguồn lực có sẵn để giảm chi phí và rút ngắn thời gian gia nhập vào thị trường Việt Nam.
Sự phụ thuộc cao vào nguyên phụ liệu dược phẩm nhập khẩu Trong 11/2019, Việt Nam nhập khẩu 351 triệu USD hoạt chất (-5,4% YoY), chủ yếu từ Trung Quốc (220 triệu USD, -7,6% YoY), Ấn Độ (60,5 triệu USD, -1,2% YoY), Tây Ban Nha (10,4 triệu USD, -30,3% YoY) và Đức (10,1 triệu USD, -13,8% YoY).
Giống như nhiều Quốc gia khác, Việt Nam phụ thuộc cao vào nguồn nguyên liệu từ Trung Quốc.
Ở Việt Nam, nguyên phụ dược liệu nhập khẩu được cho là chiếm phần lớn trong tổng nhu cầu, khoảng 80%-90%
Chia sẻ của Biệt Đội Marketers 4 Cấp Độ.