Vì Sao Marketing Ngày Nay Không Lấy Khách Hàng Làm Trung Tâm?

Chắc bạn đã quá quen tai với cụm từ “lấy khách hàng làm trung tâm”? Và bạn từng mặc định trong đầu lâu nay khách hàng là trung tâm?

Nếu bạn nào tìm hiểu về marketing ắt sẽ biết:

  • Marketing 1.0 lấy SẢN PHẨM làm trọng tâm (product – driven marketing)
  • Marketing 2.0 lấy KHÁCH HÀNG làm trung tâm (customer – centric marketing)
  • Marketing 3.0 lấy CON NGƯỜI làm trung tâm (human – centric marketing)
  • Marketing 4.0 làm sâu sắc hơn và bao quát hơn khái niệm marketing lấy CON NGƯỜI làm trung tâm (human-centric marketing)

Với xu hướng đó, các thương hiệu được “người hóa” (humanizing brands) bằng những tính cách của CON NGƯỜI (human attributes) để tương tác với con người, và xem các đối tượng mà nó tương tác như những CON NGƯỜI với những giá trị nhân bản để có cách đối xử nhân văn.

Thương hiệu (và cả doanh nghiệp) không xem khách hàng là trung tâm, không nhìn khách hàng chỉ như KHÁCH HÀNG, tức đối tượng mang lại doanh thu, lợi nhuận cho mình, và không hành xử với khách hàng theo cách chỉ biết tập trung vào đó mà khai thác doanh thu và lợi nhuận cho mình.

Thương hiệu phải xem khách hàng là CON NGƯỜI và HÀNH XỬ NHƯ CON NGƯỜI với khách hàng dựa trên những giá trị nhân bản, lối sống nhân văn, có nhân tính và nhân cách.

Khi đó, thương hiệu không chỉ chằm chằm vào việc KHAI THÁC doanh thu, lợi nhuận từ khách hàng, mà quan hệ với khách hàng (tất nhiên là khách hàng phù hợp) như những con người với sự thấu hiểu, cảm thông, chia sẻ, đồng cảm, yêu thương, trân quý…

Khi xem khách hàng là CON NGƯỜI và TẬP TRUNG VÀO CON NGƯỜI, thương hiệu sẽ giữ được nhân cách, nhân tính, giữ được các giá trị nhân bản, nhân văn khi quan hệ với khách hàng.

Và khi xem CON NGƯỜI là trung tâm, doanh nghiệp sẽ không chỉ coi trọng KHÁCH HÀNG mà coi thường những con người khác, như người lao động, cổ đông, nhà cung cấp, đối tác, nhà đầu tư…, và đặc biệt là những con người trong CỘNG ĐỒNG

Tôi có loạt bài viết nhiều ngày qua, nhắc nhở các thương hiệu và các doanh nghiệp là hãy XEM CON NGƯỜI LÀ TRUNG TÂM, thay vì chỉ xem khách hàng là trung tâm, cũng là vì mong muốn các thương hiệu Việt Nam hãy hành xử như những con người đích thực.

Những con người coi trọng nhân nghĩa, sống với lòng nhân ái, hành xử đạo đức và nhân văn, chứ không chỉ chằm chằm tập trung vào việc khai thác khách hàng để kiếm tiền!

Và cần lưu ý rằng, không chỉ có khách hàng mới là con người, mà người lao động, nhà cung cấp, đối tác, cổ đông, nhà đầu tư, cộng đồng ngoài kia…, cũng đều là những CON NGƯỜI!

Nếu chỉ lấy khách hàng làm trung tâm, doanh nghiệp có thể bóc lột người lao động, o ép nhà cung cấp, lừa dối nhà đầu tư, hủy hoại môi trường sống, và gây hại cho cộng đồng…

Tôi nói ngược đời vậy; còn quan điểm các bạn thì sao?

Chia sẻ của Nguyễn Hữu Long

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Click vào một ngôi sao để đánh giá bài biết!

Đánh giá trung bình 0 / 5. Số phiếu: 0

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết có 0 bình luận
THÔNG TIN NGƯỜI GỬIĐóng (x)

Bài Hay Nên Đọc

Bài Mới Xuất Sắc

Case Study Mùa Dịch: Bán Hết 500kg Cua Trong 1 Ngày

Đây là một case study khá thú vị với mình trong mùa dịch, chưa dừng việc bán hết 500kg cua mà những ngày tiếp theo...

Seeding Facebook – Hiệu Ứng Đám Đông Không Bao Giờ Đi Sau Thời Đại

Mình làm chuyên về dịch vụ seeding từ lúc mà seeding còn chưa biết đến nhiều bị. Thậm chí anh chị em đánh đồng vào...

Cổ Phiếu Bất Động Sản Có Phải Là Những Tài Sản Bất Động Thời Gian Tới?

Trước khi tìm hiểu dòng cổ phiếu BĐS có tiếp tục là dòng cổ phiếu đáng đầu tư cho năm 2021-2022. Chúng ta cùng nhìn...

Hạng mục đầu tư – Tại Sao Stocks Có Thể Đánh Bại Bonds Hay Gold?

Đầu tư có thể được hiểu là việc từ bỏ nhu cầu tiêu tiền ở thời điểm hiện tại của bản thân mình, chuyển số...

Ma Trận BCG Là Gì?

Được tạo bởi Boston Consulting Group, ma trận Boston – còn được gọi là ma trận BCG hoặc ma trận tăng trưởng – cung cấp...

Ngày Kép 5.5 Thì Làm Gì Để Nhiều Đơn Hàng?

Trước tiên, shop cần tối ưu lại trang chủ của shop, banner, hình ảnh sản phẩm và nội dung mô tả của các sản phẩm...