Diễn biến của giá là sự biến đổi của giá cả sản phẩm trong quá trình kinh doanh, là một cơ sở để xây dựng lên chiến lược giá (price strategy) cho sản phẩm.
Thứ nhất, phụ thuộc vào giá trị chuyển giao với khách hàng.
Giá trị chuyển giao ở đây bao gồm:
Lợi ích của mà khách hàng cảm nhận được
Đó là lợi ích trực tiếp – gián tiếp từ sản phẩm, từ dịch vụ và một lợi ích mang tên “vô hình”
(Lợi ích vô hình là những gì mà không đo lường được bằng tiền nhưng vẫn trực tiếp mang lại lợi ích cho bạn)
Ví dụ: Người tiêu dùng sử dụng iphone ở vài năm trước họ đều cảm thấy nhận được lợi ích vô hình đó là “thể hiện đẳng cấp”.
Thứ nhất, Số tiền mà khách hàng phải bỏ ra.
Thứ hai, tính độc đáo của việc chào hàng.
Cái này thì dễ hiểu rồi đúng không. Cách thức chào hàng càng độc đáo, càng hay, tiết kiệm được chi phí thì câu chuyện sẽ khác đi rồi,…
Thứ ba, so sánh các cách chào hàng của đối thủ.
Mục đích so sánh với các cách chào hàng của đối thủ, để tìm kiếm ra lợi thế cho phía mình. So sánh về mức độ hấp dẫn, so sánh về mức độ tiện lợi,…
Ví dụ:
– Vào ngày 8-3, 2 bên cùng lấy hoa từ 1 nguồn, coi như định phí (mặt bằng,..), biến phí, giá thành đơn vị,.. là như nhau, hoa đẹp tương tự nhau. Bên A bán bán 100k 1 bó nhưng tặng thiệp, bọc hoa. Bên B thì bán 80k những không có khuyến mãi gì thì bên nào hấp dẫn hơn?
– Tiếp tục bên A lại freeship (Cái này phụ thuộc vào tìm kiếm và sử dụng của khách hàng, thuộc về phần “nhạy cảm về giá”, mình chia sẻ sau nhé) đó là mức độ tiện lợi.
Thứ 4, nhu cầu chi tiêu của khách hàng
Có rất nhiều shop khi tư vấn thường hỏi rằng “anh định mua sản phẩm khoảng giá bao nhiêu”, họ làm thế để đưa ra sản phẩm có giá thành hợp lí cho khách. Tương tự như vậy, khi biết được nhu cầu chi tiêu của tệp khách hàng là bao nhiều thì mình sẽ R&D sản phẩm để phù hợp với ngân sách của khách hàng.
Ví dụ: Nhu cầu chi tiêu của khách hàng sau đợt dịch covid này sẽ thay đổi như thế nào?
Nhu cầu chi tiêu giảm thì thay đổi chiến lược giá như thế nào để có thể thúc đẩy việc chi tiêu.
Chia sẻ của Biệt Đội Marketers 4 Cấp Độ.