Marketing Không Chỉ Có Online Và Offline

Thỉnh thoảng lại có bạn hỏi mình: “Anh làm marketing online hay offline ạ?”. Thành thật mà nói, công việc của mình không thể gọi tên là online hay offline được.

Hai khái niệm đó chỉ là những nền tảng (Platform) còn công việc thì rộng hơn thế rất nhiều.

Mình vốn dĩ không được đào tạo bài bản về marketing. Những kiến thức, kinh nghiệm mình lĩnh hội được lại thiên về quản trị nhiều hơn.

Quan điểm của mình về marketing cũng đơn giản: “Marketing là cuộc sống” thế nên cố gắng chọn góc nhìn tự nhiên nhất có thể.

Nhân cơ hội nhiều bạn có cùng thắc mắc nên mình cứ viết ra quan điểm cá nhân để các bạn hiểu hơn về câu trả lời đồng thời rộng đường trao đổi bàn luận.

Câu hỏi “Làm marketing online hay offline” rất hay được đề cập. Tại sao lại như vậy?

Theo mình có 3 nguyên nhân chính:

Thứ nhất: Do môi trường và xu hướng hiện nay.

Từ khi Internet xuất hiện, marketing có những sự thay đổi mạnh mẽ. Nền tảng Digital phát triển thúc đẩy marketing phân cực thành online và offline.

Offline thường được hiểu là các hoạt động marketing truyền thống còn online được hiểu là các hoạt động marketing trên nền tảng digital, có sự hỗ trợ cả internet.

Các khái niệm dần trở nên phổ biến và được chấp nhận. Bắt đầu từ các chuyên gia trong ngành rồi lan sang những người không chuyên, những người mới tiếp cận với marketing.

Nhiều người gọi vì thấy thiên hạ gọi thế chứ thực ra cũng không hiểu nó có ý nghĩa gì.

Lấy ví dụ 2 khái niệm “communication” và “media” rất hay bị dùng lẫn lộn vì đều có nghĩa là truyền thông.

Tuy nhiên Media nói về công cụ/ phương tiện truyền thông còn Communication lại đề cập đến quá trình/ phương thức truyền thông.

Thứ 2: Do quá trình học tập

Trong lĩnh vực marketing hiện nay, những người được đào tạo bài bản thì ít mà thành phần A-ma-tơ (như mình) lại nhiều.

Các bạn Amateur thì lại thích chọn đường tắt để tiết kiệm thời gian và công sức. Có 2 con đường tắt căn bản để tiếp cận với marketing: Tools và Contents.

Có những người sẽ chọn học các tools như Facebook ads, Google ads, Email, SEO…để nắm được cách dùng các công cụ, học xong có thể ra làm được ngay. Có người lại chọn theo con đường tạo nội dung (content creator) như viết bài, quản trị fanpage…

Tất cả những công việc nói trên thường được gọi là Marketing online hoặc Digital marketing. Đa số các bạn mới tham gia vào lĩnh vực marketing chọn con đường này, một phần vì “dễ”, phần khác vì đây là lợi thế của các bạn.

Marketing online phổ biến đến nỗi rất rất nhiều người thậm chí còn chẳng biết Marketing Offline là làm gì!

Thứ 3: Do tính chất công việc

Như mình đã nói ở trên, Marketing online đang là xu thế hiện tại nên công việc của các bạn cũng thiên về các hoạt động online.

Tuy nhiên lý do quan trọng là trong cấu trúc công việc của các công ty, những bạn mới cũng chỉ được tiếp cận với những công việc như vậy. Mix (4p, 7p) là khái niệm mà các bạn có thể được học hoặc nghe tới chứ thực tế thì không mấy khi được làm.

Mix hay Strategic đa phần là do cấp quản lý đảm nhận. Chính vì vậy góc nhìn của các bạn có thể bị giới hạn trong thế giới của Platform (online/offline)

Vậy tại sao mình lại nói Marketing rộng hơn Online/ Offline và nói như vậy nhằm mục đích gì?

Thứ nhất: Marketing bao trùm lên hầu hết các khái niệm mà bạn được nghe (PR, Advertising, Branding, Communication…).

Đâu đó có ý kiến tranh luận kiểu như Marketing và Branding cái nào rộng hơn cái nào? Tuy nhiên điều này không quá quan trọng. Marketing xuất hiện từ rất lâu rồi, xét về nguồn gốc ra đời và vai trò thì khai niệm này có thể mang tính đại diện và được công nhận là “khái niệm gốc”.

Vậy nếu Branding hay Communication đã là một phần của marketing thì câu chuyện không còn trong phạm vi về nền tảng (Platform) nữa.

Thế giới marketing đã trở nên đa dạng với những hoạt động liên quan đến nghiên cứu thị trường, định vị, thông điệp, insight…và online hay offline là một phần nhỏ bé trong thế giới đó

Thứ 2: Marketing bao hàm cả Mix .

Những thuật ngữ 4p,7p trong mix chúng ta thường thấy trong sách vở hoặc được học trên trường nhưng lại ít có cơ hội tiếp cận.

Bên trong nó là một cấu trúc khá toàn diện mà Promotion lại chỉ là một phần cấu thành.

Nếu chỉ xét đến online hay offline thì chúng ta chưa thể đưa ra các quyết định như nên chọn sản phẩm như thế nào? định vị nó ra sao? địa điểm đặt ở đâu? chiến lược giá như thế nào cho hợp lý…chưa kể đến 7p trong dịch vụ còn liên quan đến con người (People), quy trình (Process) thậm chí là triết lý (Philosophy).

Nói vậy để thấy marketing rộng lớn như thế nào. Nó có thể vượt qua những suy nghĩ thông thường mà chúng ta đang nhìn nhận về marketing.

Thứ 3: Marketing bao hàm cả chiến lược và triết lý.

Rất nhiều người vẫn nói mình đang làm Marketing nhưng thực chất công việc lại thiên về quảng cáo (advertising) hoặc truyền thông (communication) nhiều hơn. Những hoạt động trên đa phần chúng ta chỉ được tiếp cận ở mức thực thi (execution)/ chiến dịch chứ chưa được tiếp cận đến cấp độ chiến lược.

Có thể chúng ta vẫn có một kế hoạch (plan) với mục tiêu, công chúng, kênh…rõ ràng nhưng đừng vội nhầm tưởng đó là chiến lược.

Người làm chiến lược, dù là chiến lược truyền thông, chiến lược thương hiệu hay chiến lược marketing đều cần phải hiểu về chiến lược kinh doanh, chiến lược cạnh tranh. Với những new member mà nói, đó dường như là một chân trời khác.

Tuy nhiên, chúng ta cần phải biết chúng có tồn tại để nhận thức rõ chúng ta đang làm gì? ở đâu? trong thế giới mênh mông đó.

Chiến lược mặc dù “nguy hiểm” như vậy vẫn chỉ là binh lính để phục vụ cho ông vua “triết lý”. Nghe như khái niệm trong triết học Mac-Lenin mơ hồ đúng không?

Nhưng thực sự thì Triết lý vô cùng quan trọng. Chủ doanh nghiệp cũng cần có triết lý, doanh nghiệp cũng cần triết lý, hoạt động kinh doanh cũng cần triết lý mà đến cả thương hiệu cũng cần triết lý.

Chỉ khi có triết lý, môt thương hiệu, doanh nghiệp mới có bản sắc riêng. Marketing cũng vì thế mà mới có lý do để tồn tại.

Thật đấy, bạn có làm trời làm biển thì cuối cùng cũng chỉ phục vụ cho từ này mà thôi.

Thứ 4: KPI của marketing không chỉ có traffic, like, share…mà còn tương đồng với KPI của chiến lược kinh doanh và chiến lược thương hiệu.

Với nhưng bạn làm marketing online, bộ KPI quen thuộc là like, share, impression, engage, traffic…cao hơn là user, đơn hàng. Tuy nhiên với những KPI đó vẫn chưa phải mục tiêu tối thượng của Marketing.

Marketing thực sự chia sẻ gánh nặng trực tiếp với hoạt động kinh doanh và thương hiệu với những chỉ tiêu như thị phần, vị thế,doanh thu, lợi nhuận, sức khoẻ thương hiệu, nhận biết, cảm nhận, liên tưởng, yêu thích, trung thành…

Chỉ có như thế mới giúp doanh nghiệp tồn tại và trường tồn được. Những công ty nếu chỉ tồn tại được một vài năm thì có khi còn không thể tiếp cận với những KPI như vậy

Kết luận: Thế giới marketing vô cùng rộng lớn. Mình cũng chỉ là đứa trẻ mới chập chững vào nghề chia sẻ với các bạn thêm góc nhìn.

Có thể chúng ta chưa thể làm được tất cả, nhưng cần phải biết để có thể hiểu về ngành, về con đường của mình, về ý nghĩa công việc mình đang làm.

Chỉ có như thế, chúng ta mới biết mình nhỏ bé như thế nào, cần cố gắng ra làm sao. Công việc vì vậy mà trở nên thú vị và đầy thử thách để chinh phục.

Cuộc sống của một MarMen vô cùng thú vị, nó đòi hỏi bạn phải có kiến thức toàn diện về cuộc sống nhưng bù lại, nó giúp con người bạn trở nên hoàn thiện hơn.

Hi vọng đọc xong bài này, các bạn rút ra được một cách hiểu cho riêng mình về nghề marketing. Đây là thế giới của mình, có thể với bạn sẽ khác.

Nhưng dù sao nói ra thì chúng ta có thể chia sẻ góc nhìn cho nhau. Bạn nào có những ý tưởng khác thì cứ comment để trao đổi nhé! Chúc các bạn may mắn!

Chia sẻ của Mai Xuan Sang

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Click vào một ngôi sao để đánh giá bài biết!

Đánh giá trung bình 0 / 5. Số phiếu: 0

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết có 0 bình luận
THÔNG TIN NGƯỜI GỬIĐóng (x)

Bài Hay Nên Đọc

Bài Mới Xuất Sắc

Case Study Mùa Dịch: Bán Hết 500kg Cua Trong 1 Ngày

Đây là một case study khá thú vị với mình trong mùa dịch, chưa dừng việc bán hết 500kg cua mà những ngày tiếp theo...

Seeding Facebook – Hiệu Ứng Đám Đông Không Bao Giờ Đi Sau Thời Đại

Mình làm chuyên về dịch vụ seeding từ lúc mà seeding còn chưa biết đến nhiều bị. Thậm chí anh chị em đánh đồng vào...

Cổ Phiếu Bất Động Sản Có Phải Là Những Tài Sản Bất Động Thời Gian Tới?

Trước khi tìm hiểu dòng cổ phiếu BĐS có tiếp tục là dòng cổ phiếu đáng đầu tư cho năm 2021-2022. Chúng ta cùng nhìn...

Hạng mục đầu tư – Tại Sao Stocks Có Thể Đánh Bại Bonds Hay Gold?

Đầu tư có thể được hiểu là việc từ bỏ nhu cầu tiêu tiền ở thời điểm hiện tại của bản thân mình, chuyển số...

Ma Trận BCG Là Gì?

Được tạo bởi Boston Consulting Group, ma trận Boston – còn được gọi là ma trận BCG hoặc ma trận tăng trưởng – cung cấp...

Ngày Kép 5.5 Thì Làm Gì Để Nhiều Đơn Hàng?

Trước tiên, shop cần tối ưu lại trang chủ của shop, banner, hình ảnh sản phẩm và nội dung mô tả của các sản phẩm...