Mục lục
Đây là một phần công việc quan trọng nhất đối vs một Marketer, bởi nó sẽ xác định được năm đó brand đạt được mục tiêu kinh doanh như nào cũng như đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng mục tiêu ra sao.
Bước 1. Xác định khách hàng mục tiêu
- Xác định về nhân khẩu học (tuổi, giới tính, tình trang hôn nhân ..)
- Xác định behavior (hành vi) sở tích (interests) của khách hàng mục tiêu của Brand
- Nhu cầu, mong muốn, nguy nghĩ của khách hàng mục tiêu
Từ đó Chia nhỏ tệp Khách hàng mục tiêu thành những phân khúc nhu cầu khác nhau, chọn ra thị trường khách hàng tiềm năng và đề ra chiến lược cho từng phân khúc.
Bước 2. Khai thác insight khách hàng
Thứ 1: Insight đén từ người tiêu dùng, thương hiệu, ngành hàng và bối cảnh cạnh tranh (thật ra insight có thể đến từ bất kỳ đâu)
Thứ 2: Insight phải mang tính thực thi là một khám phá có thể áp dụng cải thiện một giải pháp kinh doanh, chiến lược marketing hoặc cho ra đời một ý tưởng truyền thông mới.
- Insight đến từ Văn hóa
- Insight đến từ sản phẩm
- Insight đến từ ng tiêu dùng
- Insight đến từ văn hóa doanh nghiệp
- Insight đến từ Điểm yếu của đối thủ
Thứ 3: Insight cũng là nỗi thầm kín của người tiêu dùng mà ở đó sản phẩm (dv) của bạn giải quyết nó một cách sâu sắc nhất, mạnh hơn đối thủ
1 insight tốt sẽ tạo nên chiến lược định vị mạnh mẽ dài hạn
Từ Insight chúng ta bắt đầu có thể lên Ý tưởng về sản phẩm, từ giá trị sản phẩm cốt lõi, sản phẩm hữu hình, sản phẩm dịch vụ và Giá.
Bước 3. Xác định kênh và chiến lược phân phối
Nói đến bước này thì đây là một bước vô cùng quan trọng, khi nào offline về chủ đề này mình sẽ nói rõ hơn nhưng mọi người chú ý khi làm chiến lược kênh cơ bản như sau:
Kênh xuất phát từ phân khúc khách hàng
Phân khúc A: Kênh A | Phân khúc B: Kênh B
Phân khúc C: Kênh C | Phân Khúc D: Kênh D
Chú ý: 1 phân khúc có thể có nhiều kênh nhưng không có ngược lại (lúc này brand có chiến lược đánh thị trường mass.
Nhu cầu nào thì ra kênh đó
Ví dụ: Kênh thì có thể kể đến như: kênh bán hàng qua quan hệ, kênh một chiều, kênh chuyên gia…vv
- Kênh bao gồm: Kênh điện tử, kênh trực tiếp (dán tiếp), Kênh chuyên biệt, và hiện tại phổ biến và khó làm nhất là dùng kênh Omni (đảm bảo sự trải nghiệp một cách thống nhất)
Chọn kênh nào do định vị và phân khúc nhu cầu của khách hàng trong các bối cảnh môi trường cạnh tranh của doanh nghiệp khác nhau.
Bước 4. Lập kế hoạch truyền thông (Integrated Marketing Communications)
Mục tiêu: Để tăng Awareness và Kích thích khách hàng sử dụng thử hay mua hàng.
- Quan trọng ở bước này là chúng ta tìm đc một Insight tốt & BigIdea phù hợp cho chiến dịch (thường là các bạn chuyên làm về sáng tạo sẽ làm các công việc)
- Tiếp đến chúng ta mang những sản phẩm sáng tạo đó (gọi là sản phẩm, tư liệu truyền thông) mang đi truyền thông trên những kênh phù hợp
Thứ 1: ATL = Above the line như: Digital, TVC, Social, báo, radio quảng cáo ngoài trời
(note: các hoạt động ATL ngoại trừ Digital thì rất khó có thể xác định được sự hiệu quả, tác động của nó đến chiến dịch )
Thứ 2: BTL (Blow the Line) như: tổ chức event, dùng thử, khuyến mại, quan hệ công chúng PR ..vv để tạo điều kiện cho người tiêu dùng trải nghiệm thương hiệu dùng thử sản phẩm, từ đó thúc đẩy sự mua hàng của người tiêu dùng.
Ngoài lề: ở các trường FTU, NEU hay các trường khác đạo tạo marketing thường chúng ta sẽ được học Marketing 4P, trong đó P3 – Place là Kênh phân Phân phối nhưng quốc tế chúng ta sẽ gọi khác đó là Distribution (từ này chính xác hơn về chuyên môn cũng như bản chất của nó)
Trên đây là 4 Bước cơ bản nhất để lập một bản kế hoạch Marketing mà mình tin nhiều bạn làm marketing nhiều năm cũng chưa làm đầy đủ như vậy.
Tuy nhiên, để làm được bạn cần có thời gian thực hành và trải nghiệm, và còn rất nhiều điều bên trong cần bàn sâu sắc hơn.
Chia sẻ của Biệt Đội Marketers 4 Cấp Độ.