Mục lục
Vừa mới đây TikTok đã khởi động chiến dịch #Createkindness, kêu gọi các content creator, đặc biệt là những người có sức ảnh hưởng, cùng tham gia tạo làm nội dung liên quan đến hành vi bắt nạt qua mạng và cách bảo vệ bản thân trước các trào lưu độc hại.
Đây là cơ hội tốt để KOL lan toả giá trị tích cực của mình, góp tiếng nói để nâng cao ý thức cộng đồng.
Hành vi bắt nạt và các trào lưu độc hại
Quay video và đăng trên TikTok là điều vô cùng dễ dàng, hoàn toàn không bị kiểm duyệt nội dung trước khi đăng, được chia sẻ rộng rãi đến đa dạng đối tượng dù không cần phải kết bạn hay theo dõi như trên các nền tảng khác.
Chính vì thế, video của bạn vô tình có thể trở nên nổi tiếng toàn thế giới, trở thành trào lưu thu hút hàng trăm hàng tỷ lượt xem.
Nếu đơn thuần trào lưu đó chỉ mang tính chất giải trí thì quả là điều tốt, còn nếu là trào lưu độc hại thì thực sự hậu quả rất khó lường.
Các thử thách như uống thuốc dị ứng để tạo ảo giác, bỏ đồng xu vào ổ điện gây nên các vụ nổ thương tâm hay các trào lưu cổ xuý tình dục, hành vi ấu dâm và cả hashtag riêng dành cho việc quay lén đã tạo nên tình trạng báo động vì sự tác động mạnh mẽ đến sức khoẻ và tâm lý của giới trẻ.
TikTok là nơi mà trẻ em muốn thử làm người lớn, sự tò mò khiến các em trở thành nạn nhân của nhiều tin nhắn gạ gẫm đáng sợ.
Việc nổi tiếng trở nên dễ dàng cũng khiến cho vấn nạn cyberbullying trở nên trầm trọng hơn, khi cả người đăng video hay đối tượng bình luận phần lớn đều chưa đủ chín chắn trong việc sử dụng ngôn từ.
Chiến dịch #createkindness là gì?
TikTok khuyến khích các nội dung lan toả sự tử tế, tạo giá trị nhân văn trong cộng đồng. Trong năm vừa qua trên toàn cầu, hashtag #love và #kindness thu hút 400 tỷ lượt xem với hơn 50 tỷ video sáng tạo.
Tại Việt Nam, các hashtag như: #giupdo (737,7 triệu views), #tuthien (196,8 triệu views), #thiennguyen (38,2 triệu views),… cho thấy ý thức về sự tử tế đã lan toả mạnh mẽ, đẩy lùi các trào lưu độc hại.
Song song với đó, TikTok hợp tác với 6 nhà sáng tạo để tạo ra chuỗi nội dung xoay quanh vấn đề bắt nạt trên mạng. Bao gồm:
@milkymichii: Ngăn chặn bắt nạt – cách cô ấy giải quyết vấn đề khi video của mình bị Duet theo cách thiếu tôn trọng
@recokh: Tại sao bạn lại… – cách anh ấy loại bỏ suy nghĩ đối xử không tử tế với người khác
@kellyemmrich: Những comment tôi giữ trong lòng – chia sẻ cách vượt qua bình luận tiêu cực và chỉ quan tâm đến điều tốt đẹp
@amyrightmoew: Bỏ đi chỗ khác – cho lời khuyên với người đang phải đối mặt với việc bị bóp méo suy nghĩ thực sự
@rosie.gif: Sức mạnh của ngôn từ – sử dụng từ ngữ với thái độ tiêu cực chính là tiền thân của hành vi bắt nạt
Dựa trên các chủ đề chính này, KOLs có thể tiếp tục đa dạng thêm nhiều nội dung xoay quanh hành vi bắt nạt qua mạng, ví dụ như câu chuyện bản thân đã bị cyberbullying như thế nào và cách vượt qua chúng, hay làm thế nào để loại bỏ ý định muốn làm tổn thương người khác, cách người khác nói và tôi thực sự là…
Từ nhiều góc nhìn khác nhau, chắc chắn sẽ khiến người xem sẽ có thêm sự đồng cảm, nâng cao nhận thức về hành vi kiểm soát ngôn từ.
Dù ở trên mạng hay đời thực, vẫn luôn cần cư xử văn minh dựa trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau, cũng như sẵn sàng giúp đỡ các nạn nhân đang cảm thấy đơn độc.
Ngoài ra, người dùng có thể tự bảo vệ bản thân trước các nội dung độc hại hay nguy cơ trở thành mục tiêu của vấn nạn cyberbullying bằng cách sử các tính năng được cập nhật liên tục trên TikTok như: chọn lọc bình luận, cho phép ai duet và stitch với video của mình, báo cáo nội dung/tài khoản vi phạm chính sách,…
Chia sẻ của Thùy Linh