Xây dựng một tổ chức mà mọi người gắn kết lẫn nhau, cùng hướng tới một mục tiêu chung để doanh nghiệp phát triển là một việc không dễ dàng.
Theo báo cáo của Gallup, 95% nhân viên khi đến công ty không biết mục tiêu của mình là gì, 50% nhân viên bị mất động lực trong khi làm việc và luôn luôn sẵn sàng rời đi.
Vậy nên trong công ty Hà, quản trị mục tiêu được đề cao và thực hiện từ cấp quản lý cho đến từng cá nhân.
Một trong những phương pháp đang áp dụng đó là sử dụng mô hình OKR – Mô hình quản trị đã được hàng ngàn doanh nghiệp áp dụng bao gồm cả Google; Spotify và Hải quân Hoa Kỳ.
Theo triết lý quản trị OKR, quản trị không phải là giao việc một chiều từ trên xuống, mà là sự tương tác hai chiều giữa nhà lãnh đạo và nhân viên, cả hai cùng xây dựng một mục tiêu (Objective) và cam kết đạt mục tiêu đó thông qua các kết quả then chốt (Key Result) cụ thể.
Điểm khác biệt của OKR so với các nguyên tắc quản lý mục tiêu khác là dựa trên hệ thống niềm tin về:
- Tính tham vọng: Objective (mục tiêu) luôn được thiết lập cao hơn ngưỡng năng lực
- Cá nhân đạt từ 70 – 85% đã được coi là thành công và hoàn thành mục tiêu.
- Tính đo lường được: Key Result (kết quả then chốt) được gắn với các mốc có thể đo lường được.
- Mỗi bộ phận cần xác định những chỉ số/ kết quả then chốt để đo lường nỗ lực của bộ phận, và cần duy trì việc đo lường đó một cách nhất quán.
- Tính minh bạch: Tất cả thành viên từ lãnh đạo đến thực tập sinh đều có thể theo dõi OKR của tổ chức cũng như phòng ban, cá nhân khác.
- Tính hiệu suất: OKR không được dùng để đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên
Công ty Hà, mỗi một quý, tất cả đội nhóm sẽ ngồi teamwork để lên định hướng phát triển, đăt ra OKR. Mục tiêu ngắn hạn và dài hạn được thiết lập bổ trợ cho nhau.
Từ OKR của doanh nghiệp – OKR của giám đốc lãnh đạo – OKR của từng phòng/ Từng team – OKR của từng cá nhân. Sau đó sẽ cùng nhau lên kế hoạch cụ thể để thực hiện những mục tiêu đã đề ra.
Việc xác định OKR từ cấp công ty – đến cấp cá nhân như vậy cũng giúp cho Hà hiểu được mong muốn, mục tiêu, khả năng của các bạn cấp dưới để có những kế hoạch hiệu quả, sát xao theo dõi tiến độ cũng như kịp thời đưa ra phương án mới nếu như có vấn đề mới phát sinh, hỗ trợ giúp đỡ mọi người trong quá trình thực hiện.
Cũng đồng thời báo cáo cấp trên và kịp thời nhận thông tin từ ban lãnh đạo để điều chỉnh định hướng, chiến lược cho toàn nhân sự.
Việc đặt ra những mục tiêu cụ thể giúp cho nhân sự có động lực và định hướng rõ ràng trong từng công việc, rút ngắn thời gian và tăng hiệu suất làm việc của bản thân chỉ tập trung vào những công việc cần thiết.
Đồng thời liên kết được mục tiêu của công ty và cá nhân sẽ khiến cho nhân sự có những kế hoạch lâu dài đồng hành cùng doanh nghiệp, giữ chân được những cá nhân tốt.
Hệ thống quản trị mục tiêu theo mô hình OKR giúp cho liên kết nội bộ Enuy chặt chẽ hơn, hệ thống khoa học, thống nhất, minh bạch dễ dàng để quản lý cũng như theo dõi tiến độ mục tiêu toàn doanh nghiệp.
Để đặt ra mục tiêu OKR thì rất dễ nhưng làm sao để toàn công ty, cho đến từng cá nhân thực hiện đúng kế hoạch và hoàn thành mục tiêu ấy thì rất là khó.
Chia sẻ của Vương Việt Hà