Điều này tuy không dễ làm nhưng chỉ cần chú tâm, quan sát mọi hành động của mình hàng ngày, chúng ta sẽ dần làm trong sạch ô cửa sổ của mình, khi đó cái “biết” trong lành sẽ xuất hiện.
“Công Gô thắng Đông Ti Mo 5-0”
Khi nhận thông tin này cơ bản không gợi lên cho ta cảm xúc gì, thông tin chỉ dừng ở đó, chưa có sự xen vào của cái tôi.
Nhưng nếu đổi lại là “Việt Nam thua Trung Quốc 0-5” thì lúc này sẽ khác.
Đội Việt Nam của tôi, Đất nước tôi, Trung Quốc kẻ đã xâm chiếm nước tôi, đánh đập người dân của tôi, chiếm đảo của đất nước tôi…rồi tôi muốn thắng, không muốn thua, tôi muốn đội nhà vào chung kết..một loạt các ý nghĩa hiện lên, và lập tức cảm xúc ức chế, căm gét, buồn bã xuất hiện.
Đó chính là khi cái tôi chi phối chúng ta.
Có cái tôi chỉ MUỐN, muốn rất nhiều thứ. Chỉ muốn thắng không muốn thua, muốn nhiều không muốn ít, muốn địa vị không muốn thấp hèn, muốn theo ý mình chứ không chấp nhận người khác.
Có cái tôi sợ hãi, về bản chất nó cũng là mặt kia của đồng xu, muốn được cái này vì sợ cảm giác trái ngược của cái đó. Ẩn sâu trong mọi cái muốn đều là nỗi sợ hãi nào đó. Từ những việc nhỏ nhặt tranh cãi hàng ngày lo sợ người khác không tôn trọng mình tới những việc lớn như công danh, sự nghiệp, luôn gồng mình vì cái nhìn của xã hội.
Để nhận diện và buông được nó cần thận trọng, chú tâm quan sát. Đặt xuống quan niệm, quan điểm, suy luận, đánh giá, định kiến sang một bên, chúng ta quan sát cảm xúc sinh ra thế nào, khiến mình có suy nghĩ gì, phản ứng cơ thể ra sao cho tới khi nó biến mất. Khi quan sát, ta không còn là cảm xúc, mong cầu đó. Ta như ông chủ nhà, mọi thứ đến và đi như khách, có người ở lâu, có người ở ngắn nhưng sẽ không ai ở mãi.
Nghe chỉ nghe, thấy chỉ thấy, biết chỉ biết, mọi thứ trong lành, sáng suốt.