Việc không vứt rác nơi công cộng dễ hay khó?
Về logic mà nói, nó rất dễ dàng và hợp lý, đúng không?
- Bảo vệ cảnh quan này,
- Tôn trọng nơi linh thiêng này,
- Hành động còn chứng minh bạn là người văn minh lịch sự nữa.
Thế tại sao vẫn có nhiều người vứt rác bừa bãi nơi công cộng thế nhỉ? Và ngay cả khi có những biển báo và thùng rác, thì vẫn có rác vứt bừa bãi khắp nơi!
Việc này liên quan đến nhận thức của con người, và hôm nay chúng ta sẽ tập trung phân tích tại sao 1 số thông điệp lại có hiệu quả tốt hơn nhiều so với 1 “lời kêu gọi hành động” thông thường.
Đây là Nguyên tắc nỗ lực trong nhận thức của đối tượng mục tiêu
Sự nhận thức trong con người gồm 2 phần
Nỗ lực khách quan – những công sức & nỗ lực THỰC TẾ mà họ phải bỏ ra để hoàn thành 1 việc.
Nỗ lực chủ quan – CẢM GIÁC mà những đối tượng này trải qua khi được yêu cầu phải có 1 hành động.
Theo 1 nghiên cứu khoa học chi tiết của CEB Global về điều này, thì nỗ lực KHÁCH QUAN (thực tế nhiệm vụ) chỉ chiếm 1/3 động lực thôi, còn nỗ lực CHỦ QUAN (cảm giác của nhóm đối tượng) chịu trách nhiệm cho 2/3 động lực.
Từ động lực dẫn đến hành động. Hãy tạo cho đối tượng mục tiêu cảm giác rằng việc họ cần làm rất dễ dàng, bạn sẽ tăng thêm được tỷ lệ họ làm điều bạn muốn
Và Tấm biển Yêu cầu mọi người không vứt rác tại núi Trầm đã làm điều đó một cách suất sắc:
Thông qua một bài thơ có vần điệu, dễ đọc, vui tai,
Kết thúc với 1 thông điệp Lời kêu gọi hành động (CTA) cụ thể ở cuối bài thơ, được sơn màu vàng giữa cả tấm biển chữ trắng nền xanh “Hãy đem rác xuống núi và Giữ Gìn cảnh quan!”
Bạn nghĩ sao về hiệu quả của tấm biển này?
Tổng hợp và chia sẻ của Phương Anh