Giải Mã Chiến Dịch “Think Different” – Chiến Dịch “hồi Sinh” Và Làm Nên Tên Tuổi Của “Ông Lớn” Ngành Công Nghệ Apple

Hiện nay, Apple là một trong những “ông lớn” của ngành công nghệ. Tính đến tháng 1 năm 2020, hơn 1, 5 tỷ sản phẩm của Apple đang được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới.

Tuy nhiên, trước khi thành công được như ngày hôm nay, Apple cũng đã phải trải qua một thời kỳ khó khăn.

Khi thị trường máy tính cá nhân mở rộng và phát triển trong suốt những năm 1990, Apple đã mất thị phần đáng kể vào tay sản phẩm độc quyền có giá thấp hơn của Microsoft Windows trên sản phẩm máy tính của Intel.

Để có thể vực dậy sau thất bại trước Microsoft, Apple cần triển khai một chiến dịch hiệu quả và có tầm ảnh hưởng để có thể thu hút khách hàng thành công. Chiến dịch giúp Apple “hồi sinh” chính là chiến dịch “Think Different”. Chính chiến dịch này cũng giúp Apple thoát khỏi nguy cơ phá sản.

Ý tưởng chiến dịch

Khi Steve Jobs quay trở lại với vị trí lãnh đạo, ông cần nghĩ ra một ý tưởng khác biệt cho chiến dịch có thể giúp Apple vực dậy sau thất bại.

Trên thực tế, Apple muốn khôi phục hình ảnh là một công ty độc đáo, sáng tạo trong lĩnh vực công nghệ. Bên cạnh đó, bất kỳ ai sử dụng sản phẩm của Apple chính là những người tin tưởng vào sự khác biệt. Họ tin rằng, thế giới luôn thay đổi theo chiều hướng tốt hơn. Và chính thương hiệu này sẽ làm nên sự khác biệt đó.

Dựa trên nền tảng ấy, Craig Tanimoto – Giám đốc nghệ thuật (Art Director) của Apple và là đồng nghiệp lâu năm của Steve Jobs đã có một sáng kiến khá độc đáo.

Đó là một chiến dịch sử dụng những hình ảnh đơn giản chỉ với hai màu đen trắng, với chủ đề về những con người và sự kiện đã thay đổi thế giới. Một quảng cáo có hình của Einstein, quảng cáo khác có hình của Thomas Edison, Gandhi. Một quảng cáo khác lại là hình ảnh những bông hoa đặt trên trong thùng chứa vũ khí trong một cuộc tuần hành phản đối chiến tranh Việt Nam. Trên cùng của mỗi bức ảnh là một logo hình trái táo 7-màu Apple và dòng chữ “Think Different”

Chiến dịch mang tên “Think Different” muốn truyền tải thông điệp: Apple sẽ chính là thương hiệu có thể tạo nên xu hướng mới, khác biệt và không trùng lặp với bất kỳ đối thủ nào. “Think Different” hướng đến sự tôn trọng tính đột phá trong tư duy, cho dù là những tư duy trái ngược truyền thống.

Cách triển khai

Đối với chiến dịch này, Steve Jobs và đội ngũ sáng tạo của mình đã lựa chọn ra những người “điên rồ” nhất. Những người mà cách suy nghĩ khác biệt của họ đã làm thay đổi thế giới theo một chiều hướng nhất định. Apple tôn vinh họ như những nhân vật xuất chúng làm nên sự khác biệt.

Khởi đầu chiến dịch là đoạn phim quảng cáo có tên là “Crazy Ones” (Những kẻ điên rồ) được đạo diễn bởi Jennifer Golub. Đoạn phim dài một phút được làm từ những thước phim trắng đen về các nhân vật nổi tiếng sáng tạo như: Albert Einstein, Bob Dylan, Martin Luther King, Jr., John Lennon, Martha Graham, Muhammad Ali, Alfred Hitchcock, Mahatma Gandhi, Jim Henson, Maria Callas, Picasso, và Jerry Seinfeld. Đoạn phim kết thúc với một bé gái mở to mắt, như thể thấy được những khả năng đang hiện ra trước mắt.

Tiếp đó, Steve Jobs và đội ngũ của mình tung ra những mẫu quảng cáo trên nhiều tờ báo lớn như Newsweek, Times,… Các mẫu quảng cáo tập trung khắc họa chân dung nhân vật cùng với logo nhỏ của Apple và slogan “Think Different”. Apple không hề đề cập đến sản phẩm của mình và chỉ truyền tải thông điệp duy nhất “Nghĩ khác biệt”.

Thành công của chiến dịch

Sau khi đoạn phim quảng cáo được tung ra, nó nhanh chóng trở thành chủ đề bàn luận nóng hổi. Có những bàn luận tiêu cực như: “Apple đã chọn đúng quảng cáo với những người đã khuất bởi thương hiệu này cũng sẽ sớm ra đi”. Nhưng dù là tiêu cực hay tích cực thì Apple – một thương hiệu lúc đó tưởng chừng như đã bị lãng quên – cũng đã thành công trong việc lôi kéo sự chú ý của mọi người.

Sau 12 tháng, thành công mà chiến dịch “Think Different” đem lại cho Apple bắt đầu trở nên rõ rệt hơn. Doanh số tăng vọt, cổ phiếu tăng gấp 3. Một năm sau ngày ra mắt chiến dịch, Apple tung ra iMac – hiện nay đã trở thành máy tính bán chạy nhất trong lịch sử.

Chiến dịch đã thành công với nhiều giải thưởng, bao gồm Emmy Award năm 1998 cho quảng cáo hay nhất và Grand Effie Award năm 2000 cho chiến dịch hiệu quả nhất ở Mỹ.

Chia sẻ của Ngọc Thảo

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Click vào một ngôi sao để đánh giá bài biết!

Đánh giá trung bình 0 / 5. Số phiếu: 0

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết có 0 bình luận
THÔNG TIN NGƯỜI GỬIĐóng (x)

Bài Hay Nên Đọc

Bài Mới Xuất Sắc

Case Study Mùa Dịch: Bán Hết 500kg Cua Trong 1 Ngày

Đây là một case study khá thú vị với mình trong mùa dịch, chưa dừng việc bán hết 500kg cua mà những ngày tiếp theo...

Seeding Facebook – Hiệu Ứng Đám Đông Không Bao Giờ Đi Sau Thời Đại

Mình làm chuyên về dịch vụ seeding từ lúc mà seeding còn chưa biết đến nhiều bị. Thậm chí anh chị em đánh đồng vào...

Cổ Phiếu Bất Động Sản Có Phải Là Những Tài Sản Bất Động Thời Gian Tới?

Trước khi tìm hiểu dòng cổ phiếu BĐS có tiếp tục là dòng cổ phiếu đáng đầu tư cho năm 2021-2022. Chúng ta cùng nhìn...

Hạng mục đầu tư – Tại Sao Stocks Có Thể Đánh Bại Bonds Hay Gold?

Đầu tư có thể được hiểu là việc từ bỏ nhu cầu tiêu tiền ở thời điểm hiện tại của bản thân mình, chuyển số...

Ma Trận BCG Là Gì?

Được tạo bởi Boston Consulting Group, ma trận Boston – còn được gọi là ma trận BCG hoặc ma trận tăng trưởng – cung cấp...

Ngày Kép 5.5 Thì Làm Gì Để Nhiều Đơn Hàng?

Trước tiên, shop cần tối ưu lại trang chủ của shop, banner, hình ảnh sản phẩm và nội dung mô tả của các sản phẩm...