Một Số Kỹ Năng Mềm Mà Các Marketer Trẻ Nhất Định Phải Có Khi Tham Gia Cuộc Thi Marketing

Bên cạnh khối kiến thức Marketing chuyên sâu và đồ sộ, những hiểu biết thực tế và tư duy giải case, các bạn thí sinh cần bỏ túi một bộ Skills cũng đồ sộ không kém, đó là những kỹ năng mềm để tự tin chinh phục được các cuộc thi Marketing. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng điểm qua một số gương mặt tiêu biểu trong bộ Skills này nhé.

Kỹ năng thuyết trình

Mỗi vòng thi, các thí sinh đều phải trình bày đề án trước ban giám khảo, và follow-up bởi phần Q&A khá là cân não, bởi vậy, để tạo được ấn tượng tốt, khả năng thuyết trình lưu loát, trôi chảy là kỹ năng quan trọng hàng đầu.

Đương nhiên, để thuyết trình được tốt, chúng ta cần nắm vững được những gì mình trình bày và sắp xếp những nội dung theo một bố cục khoa học, hợp lý hay diễn tập trước một vài lần.

Tuy nhiên, những yếu tố như sự tự tin, bình tĩnh, khả năng kiểm soát những áp lực tâm lý từ đám đông (điều này đã được giảm thiểu đi rất nhiều khi cuộc thi diễn ra trên nền tảng online) hoặc sự giới hạn về thời gian, ngôn ngữ cơ thể,… là những thứ không thể rèn luyện chỉ trong ngày một ngày hai.

Một trong những cách khôn ngoan là siêng xem những vòng pitching và vấn đáp của các thí sinh tham gia tại Đêm chung kết các cuộc thi lớn (cái này có rất nhiều trên Youtube, các group Facebook của các cuộc thi Marketing lớn như Bản Lĩnh Marketer, Marketing Arena, Marketing Challengers, Young Marketers… ).

Đây là một cơ hội tốt để học hỏi nhiều kiến thức bổ ích, hình dung được không khí căng thẳng và cả cách trả lời thông minh cùng phong thái tự tin của những gương mặt sáng giá nhất. Mình sẽ để link video một số Đêm Chung Kết cho mọi người tham khảo nhé:

Tư duy phản biện

Kỹ năng này không chỉ giúp các bạn tranh biện cùng các teammates một cách hiệu quả, từ đó đề xuất và lựa chọn được những ý tưởng tối ưu nhất mà còn giúp bạn có được một màn vấn đáp ấn tượng với ban giám khảo. Điều mà ban giám khảo mong đợi ở các thí sinh khi đề xuất ra một ý tưởng hay là khả năng bảo vệ nó, ứng biến nó linh hoạt trong nhiều bối cảnh khác nhau.

Bởi vậy hãy chuẩn bị tâm lý sẵn sàng đón nhận những câu hỏi mang tính chất xây dựng, dự trù những phương án, đưa ra dẫn chứng và số liệu để chứng minh cho luận điểm của mình, với một lập luận chặt chẽ và logic.

Và quan trọng hơn, quyết đoán nhưng không được bảo thủ, bảo vệ nhưng không phòng vệ, luôn phải lưu tâm đến sự cân bằng giữa lập trường cá nhân với tinh thần cởi mở đón nhận những góp ý.

Luyện tập, luyện tập và luyện tập, theo những nguyên tắc nêu trên thôi. Và một lần nữa, theo mình, dành thời gian Đêm Chung Kết các cuộc thi không hề là một lựa chọn lãng phí đâu bởi nó giúp bạn học hỏi tư duy phản biện từ các thi sinh rất nhiều đó.

Kỹ năng design

Người ta có câu “Trăm nghe không bằng một thấy” mà, việc có slides đẹp, thông tin trình bày rõ ràng, khoa học là một trợ thủ đắc lực cho các bạn ở mỗi vòng thi. Thế nên, trang bị cho mình khả năng thiết kế đồ họa ở mức căn bản là điều bắt buộc đối với mỗi Marketer.

Bạn có thể đi học các khóa học thiết kế, theo mình, có thể bắt đầu với Adobe Design, Photoshop, Indesign,… hoặc tối thiểu nhất là thành thạo Powerpoint và luyện cho mình một tư duy hình ảnh tốt! Cái này đi sâu thì nhiều lắm, nhưng mình xin được chia sẻ một số tips hữu ích nhé:

Dùng màu sắc với mục đích cụ thể: Quan trọng không phải là bạn chọn màu nào mà là bạn sử dụng chúng như thế nào. Hãy cố gắng tạo ra mối liên kết giữa những màu sắc bạn sử dụng, cho màu sắc được giao tiếp một cách hình ảnh (visually communicate) những ý nghĩa mà bạn dụng ý đặt vào chúng.

Một ví dụ đơn giản như brand mà bạn đang đề xuất proposal là màu xanh, thì đối thủ sẽ là màu đỏ, và chúng sẽ thống nhất xuyên suốt toàn bộ phần trình bày của bạn.

Nói không với mặc định: Nhiều bạn có thói quen đưa các infographics vào slides với những đặc tính mặc định (default properties), tệ hơn là copy dữ liệu đơn thuần. Thay vào đó, đừng ngại ngần việc “play around” với chúng. Chỉ cần một chút nỗ lực chỉnh sửa chúng, đương nhiên là có dụng ý và thống nhất với thiết kế của toàn slides, bạn sẽ khiến các infographics của mình trở nên bắt mắt và dễ dàng theo dõi cho người xem.

Với infographics, các bạn có thể cân nhắc điều chỉnh “sương sương” một số yếu tố như: font chữ, plot area, độ dày của các outline, các trục, sự tương hợp về màu sắc của chú thích (legend) và dữ liệu,…

Bố cục cũng là một phần không thể xem nhẹ trong design. Bố cục ở đây mình nói về cả mặt hình ảnh (màu sắc, không gian, các phương tiện liên kết các elements với nhau… ), những cũng là bố cục về mặt nội dung (sắp xếp slides logic, có flow hợp lý, thông tin ngắn gọn… ).

Có bố cục tốt, sẽ khiến ban giám khảo định vị được thông tin nhanh hơn và dễ dàng hơn trong việc hiểu được idea mà bạn đang cố gắng truyền đạt đó.

Chia sẻ của Dương Dương

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Click vào một ngôi sao để đánh giá bài biết!

Đánh giá trung bình 0 / 5. Số phiếu: 0

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết có 0 bình luận
THÔNG TIN NGƯỜI GỬIĐóng (x)

Bài Hay Nên Đọc

Bài Mới Xuất Sắc

Case Study Mùa Dịch: Bán Hết 500kg Cua Trong 1 Ngày

Đây là một case study khá thú vị với mình trong mùa dịch, chưa dừng việc bán hết 500kg cua mà những ngày tiếp theo...

Seeding Facebook – Hiệu Ứng Đám Đông Không Bao Giờ Đi Sau Thời Đại

Mình làm chuyên về dịch vụ seeding từ lúc mà seeding còn chưa biết đến nhiều bị. Thậm chí anh chị em đánh đồng vào...

Cổ Phiếu Bất Động Sản Có Phải Là Những Tài Sản Bất Động Thời Gian Tới?

Trước khi tìm hiểu dòng cổ phiếu BĐS có tiếp tục là dòng cổ phiếu đáng đầu tư cho năm 2021-2022. Chúng ta cùng nhìn...

Hạng mục đầu tư – Tại Sao Stocks Có Thể Đánh Bại Bonds Hay Gold?

Đầu tư có thể được hiểu là việc từ bỏ nhu cầu tiêu tiền ở thời điểm hiện tại của bản thân mình, chuyển số...

Ma Trận BCG Là Gì?

Được tạo bởi Boston Consulting Group, ma trận Boston – còn được gọi là ma trận BCG hoặc ma trận tăng trưởng – cung cấp...

Ngày Kép 5.5 Thì Làm Gì Để Nhiều Đơn Hàng?

Trước tiên, shop cần tối ưu lại trang chủ của shop, banner, hình ảnh sản phẩm và nội dung mô tả của các sản phẩm...