Khi có người dùng, các nhà quảng cáo không bao giờ có thể hoàn toàn rời bỏ Facebook. Nguyên tắc của Marketing là: Khách hàng ở đâu thì phải Marketing ở đó. Vì vậy, nếu còn giữ chân được người dùng thì Facebook còn tồn tại.
Thực trạng gần 100 nhãn hàng từ lớn đến rất lớn tham gia chiến dịch tẩy chay quảng cáo facebook
Unilever thông báo dừng quảng cáo đến hết 2020
Honda, Cocacola, Ford, Starbuck tuyên bố tạm dừng quảng cáo ít nhất 30 ngày
Hôm qua có Adidas và hãng xe Volkswagen (Chủ sở hữu Audi, Porsche,.. cũng gia nhập danh sách tẩy chay TẠM THỜI.
Nguyên nhân sự khác nhau về quan điểm giữa facebook và các nhãn hàng đối với các tin tức tiêu cực
Facebook cho rằng họ không nên là người phán xử và quyết định xem đâu là thông tin đúng, đâu là thông tin sai, đặc biệt là các tin liên quan chính trị
Các tổ chức nhân quyền thì cho rằng, Facebook cần chịu trách nhiệm với các thông tin lan truyền trên mạng xã hội của họ. Facebook hiện đang dung túng cho các tin tức giả và tin tức kích động thù địch, bao gồm cả các bài viết của tổng thống Trump.
Vì vậy, các tổ chức nhân quyền đã tạo ra chiến dịch #StopHateForProfit để kêu gọi các nhãn hàng tẩy chay Facebook.
Tác động với facebook
Về mặt doanh thu thì chiến dịch này không thực sự ảnh hưởng quá nhiều đến hiệu quả kinh doanh của Facebook. Mặc dù có đến gần 100 nhãn hàng lớn tham gia chiến dịch, nhưng những nhãn hàng này chỉ đóng góp 1 phần nhỏ trong cơ cấu doanh thu quảng cáo của Facebook, đâu đó khoảng 6%. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ mới là nhóm khách hàng đóng góp nhiều doanh thu nhất cho Facebook.
Có một thực tế, đó là các doanh nghiệp nhỏ có tỉ trọng ngân sách dành cho Facebook rất lớn. Các doanh nghiệp lớn thì phân bổ ngân sách cho nhiều kênh khác nhau. Riêng ở Việt Nam thì ai cũng có thể thấy rõ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ như Thẩm Mỹ Viện, Dược Phẩm, TMDT có thể tiêu ngân sách Facebook Ads lớn hơn nhiều so với các tập đoàn nghìn tỉ khác.
Chưa kể, chiến dịch tẩy chay Facebook cũng chỉ giới hạn trong tháng 7/2020. Sau thời gian này, phần lớn những nhãn hàng tham gia tẩy chay sẽ phải quay trở lại cuộc chơi với Facebook.
Tác động lớn nhất của chiến dịch này đến Facebook có lẽ là giá trị cổ phiếu và vấn đề nội bộ của Facebook. Khi giá trị cổ phiếu tụt mạnh do làn sóng tẩy chay, CEO Mark Zuckerberg sẽ phải chịu áp lực lớn với hội đồng cổ đông.
Doanh nghiệp việt nam có tham gia tẩy chay?
Ở Việt Nam, hiện tại có những công ty đa quốc gia như Unilever cũng thông báo dừng quảng cáo Facebook trong tháng 7 theo quyết định chung của Unilever toàn cầu. Ngoài ra, sẽ rất khó để các doanh nghiệp trong khu vực tham gia về vấn đề này.
Các chủ đề về nhân quyền hay bảo mật thông tin cá nhân là những chủ đề rất hot ở các nước phương tây. Tuy nhiên, ở Việt Nam, chủ đề này rất khó để tạo ra một làn sóng mạnh thu hút sự quan tâm của người dân về doanh nghiệp.
Chưa kể, chiến dịch tẩy chay lần này còn mang nhiều màu sắc chính trị, khi các nội dung bị kêu gọi tẩy chay liên quan trực tiếp tới cuộc vận động tranh cử tổng thống Mỹ. Đây là vấn đề sát sườn với người dân của các nước phương Tây, không phải của người Việt Nam.
Nếu như có nhiều doanh nghiệp hơn tham gia vào chiến dịch này, facebook có hết thời?
Câu trả lời là không. Sự sống còn của Facebook chưa bao giờ phụ thuộc vào các nhà quảng cáo. Mặc dù nguồn thu của Facebook đến từ các nhà quảng cáo, nhưng trong hơn 10 năm hoạt động, tôn chỉ của Facebook luôn là tập trung vào người dùng. Trừ khi người dùng tẩy chay Facebook, đó mới là thảm họa thực sự cho mạng xã hội này.
Chia sẻ của Phùng Thái Học