Dựa trên số liệu tổng hợp từ My Lan của #ICTNews, theo báo cáo của #eMarketer, dự báo đến năm 2010 có khoảng 2,9 tỷ người dùng mạng xã hội trên toàn cầu và đến năm 2021 có khoảng hơn 3 tỷ người sử dụng mạng xã hội trên toàn cầu.
Còn ở Việt Nam, báo cáo #SocialMediaStats cho biết, vào tháng 5/2019 Việt Nam có 57,43% cư dân sử dụng #Facebook, 13% người dùng #Twitter, 12,81% sử dụng #YouTube, 10% sử dung #Pinterrest, 1,71% dùng #Instagram và con số người dùng mạng xã hội ở Việt Nam còn tiếp tục gia tăng trong những năm tới.
Về thị phần quảng cáo, theo số liệu từ #ANTS, đến năm 2018, tổng doanh thu trực tuyến Việt Nam đạt tới 550 triệu USD, và điều đáng nói là Facebook và Google cộng lại là 387 triệu USD, chiếm 70% thị phần doanh thu quảng cáo trực tuyến ở Việt Nam. 30% còn lại là doanh thu của gần 1.000 cơ quan báo chí và một số mạng quảng cáo trực tuyến chia nhau.
Dự báo hết năm 2019 tổng doanh thu ngành quảng cáo trực tuyến sẽ gia tăng lên khoảng 630 triệu USD, và doanh thu tương ứng của Facebook và Google tăng lên theo, tổng cộng khoảng 450 triệu USD.
Trong khi đó, tỷ lệ cơ quan báo chí được hưởng doanh thu từ quảng cáo trực tuyến giảm xuống 31% năm 2018 và tiếp tục giảm xuống 29% năm 2019 so với 81% của 2010.
Chưa có thời điểm nào trong lịch sử nhân loại, sức mạnh ngòi bút của báo chí lại có sự dịch chuyển mạnh mẽ như thời đại ngày nay. Nếu như 30 năm trước, mọi quyền lực báo chí đều tập trung vào tay các cơ quan báo chí lớn, thì bây giờ quyền lực độc quyền đó đã được chuyển dịch về tay những nền tảng (platform) mạng xã hội (social media) / truyền thông trực tuyến (online media) lớn như Google và Facebook.
Những nền tảng này tuy không phải là tòa báo, nhưng lại sở hữu sức mạnh truyền thông của một tòa báo thực sự, với đội quân nhà báo hùng hậu (với đa số là cộng tác viên miễn phí) là chính những user trên nền tảng của họ.
Có thể coi trang cá nhân của những user này như một tờ báo độc lập, với user đó là nhà báo kiêm luôn tổng biên tập. Thử lấy ví dụ một writer nổi tiếng trên Facebook với 1tr follower.
Nếu mỗi ngày anh này post trung bình 1 content, thì số lượt traffic vào “trang báo” của anh sẽ vào khoảng 10% của total follower, tức 100k lượt xem. Như vậy số lượng daily traffic từ “trang báo” của một cá nhân lẻ loi đã tương đương, thậm chí lớn hơn nhiều tớ báo / blog nhỏ.
Chính sức mạnh báo chí đó phần nào khiến cho user dần đọc báo nhiều hơn trên mạng xã hội, thay vì mua báo giấy truyền thống. Nơi nào có nhiều traffic, nơi đó có tiền. Yếu tố tất yếu đi kèm là ngân sách quảng cáo ngày càng phình to cho báo chí digital, và thu nhỏ cho báo chí traditional.
Thị phần quảng cáo mà các cơ quan báo chí traditional nhận được hàng năm đã giảm đến 54%, từ 81% năm 2010 xuống còn 27% (dự báo) năm 2020. Cứ với đà này, đến năm 2030 đa số các tòa báo lớn sẽ biến mất, hoặc bị các công ty media khác sáp nhập hoặc nuốt chửng.
Ngoài chiến thuật phổ biến nhất là biến thành kẻ địch (Go Digital), thì các cơ quan báo chí truyền thống còn có những biện pháp nào để cứu lấy chiếc thuyền đang thủng lỗ chỗ của mình khỏi bị chìm trước sức mạnh của những gã khổng lồ như Facebook hay Google?
Chia sẻ của Hà Mạnh Tuấn