Mục lục
Bạn đang tốn hàng đống tiền vào việc xây dựng website và đổ traffic về web. Nhưng nếu vẫn không tăng tỉ lệ chuyển đổi thì bao nhiêu công sức đổ vào đây đều hoàn toàn vô nghĩa. Không những tốn rất nhiều chi phí để duy trì website mà lại không tăng được doanh số.
Cách để GIẢI QUYẾT NỖI ĐAU trên chính là:
“Xây dựng một phễu chuyển đổi hiệu quả”
Để làm được điều này, đây là 8 THỦ THUẬT mà bạn có thể áp dụng. Đây là những “tip” mà mình đã thu thập từ nhiều nguồn, cũng như đúc kết được từ những KINH NGHIỆM BẢN THÂN. Nếu như bạn đang xây dựng 1 trang web bán hàng; Bạn muốn tăng doanh số từ trang web thì bạn NÊN ĐỌC BÀI VIẾT NÀY.
Sử dụng hình ảnh và video chất lượng cao
Khi mua hàng trên mạng, khách hàng sẽ không thể chạm vào hay cảm nhận được sản phẩm của bạn. Làm sao họ biết được có nên mua sản phẩm của bạn hay không? Cách duy nhất chính là đầu tư vào hình ảnh trực quan trên trang web của bạn.
Hình ảnh đẹp, video sinh động không chỉ giúp bạn thu hút khách hàng, mà còn giúp bạn nổi bật hơn so với những đối thủ khác. Những hình ảnh đẹp trên mạng nhiều vô số kể, đừng chọn những tấm chất lượng thấp, khách zoom lên coi mà mờ căm thì còn bán hàng gì được.
Dù vậy, mình vẫn khuyến khích các bạn nên có ảnh thật về sản phẩm của mình (không cần quá chuyên nghiệp, chỉ cần dễ nhìn và chất lượng một chút).
Đầu tư vào phần mô tả sản phẩm
Để tăng được tỉ lệ chuyển đổi, điều kiện tiên quyết chính là phải giới thiệu tốt sản phẩm của bạn. Đây là cách để người dùng biết được họ đang kì vọng gì từ sản phẩm của bạn.
Bạn cần phải đưa ra nhiều tính năng, lợi ích càng tốt, nhưng phải súc tích và không dài dòng. Và bạn cũng cần phải nhớ khách hàng mục tiêu của bạn là ai nữa.
Ví dụ: Bạn đăng bán áo thun freeszie cho giới trẻ
Áo thun form freesize, co giãn cực tốt từ 40-80kg. Áo cực chất, mặc siêu mát, siêu thoải mái lại dễ phối đồ. Là item không thể thiếu trong tủ đồ của bạn.
Review của khách hàng
Review của khách hàng là một công cụ tốt để giúp các khách hàng mới biết được là sản phẩm của bạn có nên mua hay không. Để gia tăng sự tin tưởng từ khách hàng mục tiêu, khi thiết kế trang web, bạn nên thêm vào phần cho khách đã mua hàng review sản phẩm. Và phần này nên dễ cho các khách khác nhìn thấy.
Đơn giản hóa quá trình mua hàng
Để chuyển đổi những cú click chuột trở thành đơn hàng, bạn cần phải chắc chắn rằng quá trình mua hàng diễn ra trơn tru hết mức có thể. Nếu quá trình mua hàng của bạn có quá nhiều bước hoặc quá phức tạp, người dùng sẽ trở nên khó chịu và mất hứng mua hàng.
Chỉ bắt khách hàng của bạn điền vào những thông tin thật cần thiết. Ví dụ như, form mua hàng trên trang landing page của bạn chỉ nên bao gồm: Tên, SĐT, Địa chỉ và Phương thức thanh toán. Vậy là đủ.
Theo sát những đơn hàng bị bỏ quên
Việc khách hàng sau khi chọn hàng vào giỏ và bỏ quên luôn giỏ hàng đó có thể khiến một chủ doanh nghiệp như bạn vô cùng đau lòng. Tuy vậy, bạn đã biết được khách của bạn có nhu cầu về sản phẩm này. Tại sao bạn không nhắc họ hoàn thành đơn hàng đó thông qua email, sđt mà họ cung cấp cho bạn?
Để làm được điều này, bạn có thể sử dụng các nền tảng email marketing tự động (Mình đang sử dụng Mautic, xài cũng khá tốt). Và nếu bạn có ý định sử dụng email gợi nhắc, bạn cũng cần phải đầu tư vào nội dung của email. Hãy làm cho nó thật đặc sắc để thu hút người đọc và kích thích họ hành động.
Áp dụng nhiều phương thức thanh toán khác nhau
Đây là nhân tố quan trọng để tăng tỉ lệ chuyển đổi. Nếu bạn chỉ cho phép khách hàng của bạn chuyển khoản mua hàng, thì nếu như khách của bạn không có thẻ hoặc ngại phí chuyển khoản, họ không thể mua hàng được. Bạn nên áp dụng nhiều phương thức thanh toán khác nhau, để cho khách của bạn dễ dàng lựa chọn. Ví dụ như:
Shipcod (Mình hay sử dụng GHTK, lấy hàng nhanh, giá lại rẻ)
Ví điện tử như Momo, Airpay,.. (Miễn phí chuyển tiền), thẻ quà tặng
Tối ưu trình duyệt cho smartphone
trong những xu hướng công nghệ thương mại lớn nhất hiện nay chính là sự chuyển dịch qua các thiết bị di động.
Phần lớn người dùng đang sử dụng smartphone để lướt web, mua hàng, thanh toán,.. . Nếu như trang web/landing page của bạn chưa được tối ưu cho smartphone, bạn sẽ mất đi lượng khách tiềm năng này.
Mình để ý thấy nhiều nơi sử dụng Landing page để chạy quảng cáo nhưng mà bấm vào thì lại thấy hình ảnh rất sơ sài, lỗi nhiều chỗ, trong khi bản cho web thì lại rất đầu tư. Nếu bạn cũng đang mắc phải những sai lầm này, thì bạn cần phải chỉnh lại ngay.
Điều này không chỉ giúp tăng trải nghiệm người dùng mà còn giúp tối ưu SEO cho trang web. Hoặc nếu bạn có đủ tài nguyên, bạn có thể đầu tư vào một app cho riêng thương hiệu của bạn. Điều này không chỉ giúp tăng tỉ lệ chuyển đổi mà còn giúp tăng độ trung thành của khách hàng.
Ví dụ như: The coffee house, Golden gate, Seven-Eleven,…
Xác định bottleneck của bạn
Đầu tiên, bạn cần phải xác định vấn đề mà doanh nghiệp của bạn đang gặp phải. Nói cách khác, bạn cần phải hiểu được hành vi người dùng trên trang web/landing page của bạn.
Bạn có thể xem người dùng click vào những phần nào trên trang landing page bằng cách sử dụng heatmap. Hoặc bạn có thể sử dụng scroll map để biết được họ bounce ra ở những phần nào. (có thể gắn thêm chương trình A tại khu vực này để tăng chuyển đổi)
Sau khi nắm được hành vi người dùng, bạn có thể bắt đầu thử nghiệm A/B testing trên trang web của mình. Những phần bạn có thể thử nghiệm bao gồm: Thiết kế, chương trình A, content,.. Thử nghiệm A/B testing này có thể giúp bạn tối ưu được trải nghiệm người dùng (UX), từ đó, tăng được tỉ lệ chuyển đổi.
Và để có thể phân tích được tốt nhất dữ liệu mà bạn đang có, bạn cần phải đầu tư vào công đoạn làm báo cáo của doanh nghiệp. Tuy nhiên, các cách làm báo cáo truyền thống, rất phức tạp và tốn thời gian.
Trong bài viết này, mình xin giới thiệu tới các bạn bán hàng, chủ doanh nghiệp một công cụ báo cáo HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ mà mình đang sử dụng. Nó không chỉ giúp mình tiết kiệm thời gian và chi phí nhân sự, mà còn giúp mình phân tích dữ liệu một cách trực quan và hiệu quả nhất.
Chia sẻ của Nguyễn Tuấn