Mục lục
Xin phép chia sẻ kinh nghiệm bản thân về việc lựa chọn ngành hàng và sản phẩm cho shop.
- Giờ muốn bán Shopee, mà không biết bán cái gì?
- Bán ngành hàng nào giờ nhỉ, ngành này cạnh tranh quá, ngành kia sao nhiều người bán thế?
- Đăng sản phẩm lên cả tháng rồi nhưng chẳng ai mua, làm sao bây giờ?
Đây đều là những câu hỏi mà Đức nhận đc rất nhiều từ anh em bạn bè. Bản thân mình cũng là một “tay ngang” đúng nghĩa, xuất thân là một kỹ sư IT, kiến thức về kinh doanh, marketing bằng 0.
Nên mình cũng rất hiểu cảm giác bỡ ngỡ và hoang mang nhiều của anh em khi bắt đầu làm quen Shopee. Hy vọng rằng, một chút kinh nghiệm của bạn thân mình dưới đây sẽ giúp anh em phần nào vững tin và mạnh dạn hơn để thử sức mình nhé.
Lựa chọn ngành hàng – sản phẩm
Đầu tiên, anh em cần phải xác định, ở thời điểm hiện tại sẽ không còn ngành hàng nào là dễ thở, không còn sản phẩm nào là ít cạnh tranh nữa cả. Nếu đã quyết tâm thì cứ thế mà chiến thôi.
Nói như vậy, không có nghĩa là “vì yêu cứ đâm đầu”, theo mình hãy dựa vào một vài tiêu chí sau để đưa ra quyết định:
Bạn có thực sự am hiểu về ngành hàng đó hay không?
Hãy ưu tiên lĩnh vực mà bạn hiểu về nó, ví dụ bạn có kinh nghiệm về phối đồ, có gu thẩm mỹ, bắt trend thời trang. Vậy thì bán quần áo là một lựa chọn tốt. Bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc chọn lựa sản phẩm đăng bán, cũng như cân đối được giá cả cho phù hợp.
Tài chính của bạn có phù hợp hay không?
Nếu budget của bạn chỉ có 50tr mà bạn lại muốn bán robot hút bụi giá trung bình 5-7tr thì rõ ràng không ổn đúng không. Hãy cân nhắc ngành hàng “vừa miếng” với ngân sách mà bạn đang có
Bạn có đam mê, thực sự muốn đi dài lâu với ngành hàng này không?
Chắc chắn rồi, hãy làm thứ bạn thực sự thích nếu muốn đồng hành lâu dài với nó
Sau khi đã lựa chọn được ngành hàng phù hợp, tiếp đó anh em cần xác định các sản phẩm để bán. Việc chia các sản phẩm thành từng nhóm đã được mọi người đề cập nhiều, mình sẽ trình bày sau. Cái đầu tiên mà mình thấy cần phải chọn lựa trước, đó là phân khúc giá bạn định bán.
Ví dụ, quần áo có rất nhiều phân khúc, từ vài chục nghìn cho đến hàng triệu. Vậy đâu sẽ là phân khúc phù hợp với bạn?
- Bạn dễ tiếp cận khách hàng tầm trung?
- Bạn thích bán sản phẩm với số lượng nhiều, giá rẻ?
- Hay là bán những sản phẩm độc đáo, có giá trị và biên độ lợi nhuận cao?
Sau khi tự trả lời một vài câu hỏi, anh em sẽ phần nào xác định được phân khúc sản phẩm phù hợp với mình. Phần tiếp theo là xây dựng chuỗi sản phẩm đồng bộ và chia nhóm sản phẩm:
Xây dựng chuỗi sản phẩm là gì?
Đơn giản là chọn lựa các sản phẩm cùng ngành hàng, có sự liên kết lẫn nhau để tạo sự nhất quán, và giúp bán đc nhiều sản phẩm hơn.
Lấy ví dụ đơn giản: nếu chọn ngành hàng thời trang thể thao nam với các sản phẩm chính là bộ thể thao, vậy bạn có thể cân nhắc bán kèm thêm các sản phẩm như quần short thể thao, áo ba lỗ, quần lót, tất… Việc này vô hình sẽ tạo nên Chuỗi sản phẩm hoàn chỉnh, khách hàng sẽ có xu hướng “ Tiện một lần mua sắm, mua luôn những cái mình cần”
Chia nhóm sản phẩm như thế nào?
Khá nhiều anh em nói về vđề này rồi, các sản phẩm trong một shop nên đc chia thành 3 nhóm:
Sản phẩm phễu: Quan điểm của mình hơi khác một chút, sản phẩm phễu nên chọn là những sản phẩm có nhu cầu mua sắm lớn, giá bán cố gắng “mềm” nhất có thể, chấp nhận biên độ lợi nhuận thấp hoặc hòa vốn. Mục đích để tăng hiển thị, kéo traffic khách hàng vào shop.
Nhưng nhớ điều quan trọng nhất là phải đồng bộ đc với các sản phẩm khác của shop. Ví dụ: nếu chọn ngành hàng mũ bảo hiểm xe máy, vậy sticker dán mũ bh làm sản phẩm phễu sẽ khá hợp lý, chứ nếu bạn lại chọn cái thìa ăn dặm cho bé thì là dở rồi
Sản phẩm chủ lực: Là những sản phẩm có mức giá tầm trung trong phân khúc, nhu cầu mua nhiều, và có biên độ lợi nhuận tốt. Lưu ý rằng, sản phẩm chủ lực cũng có thể là sản phẩm phễu luôn
Sản phẩm kéo doanh số: Đây là nhóm sản phẩm có “nét riêng” cho shop, mang tính signature để nhận diện thương hiệu riêng, có giá cận đỉnh phân khúc, biên độ lợi nhuận cao hơn
Kết phần này, theo mình việc chia nhóm sản phẩm để build shop cũng chỉ mang tính tương đối, nếu brand bạn xây dựng đủ tốt, thì không cần thiết phải có các sản phẩm “giá rẻ” làm phễu, hoặc nếu như các sản phẩm chủ lực của bạn đã đủ tính signature và biên độ tốt rồi thì cũng không cần thêm sản phẩm kéo doanh số nữa
Trên đây là một số kinh nghiệm từ chính bản thân Đức muốn chia sẻ cùng anh em. Có thể rằng nó không đúng hết trong các trường hợp hay thiếu sót ở đâu đó, nhưng hy vọng sẽ là một chút để anh em tham khảo thêm trong bước đầu Lập nghiệp với Shopee.
Chia sẻ của Trọng Đức