Đoạn này xin phép ngắn gọn 1 chút về vấn đề nhầm lẫn: Sản phẩm (Product) là một phần mà Marketing cần tác động tới. Nên việc so sánh Marketing và Sản phẩm đã là nhầm lẫn rồi.
Tôi thì thấy thế này: cái gì cũng quan trọng: Quản trị, Marketing, Bán hàng, R&D…
Cha đẻ của quản trị hiện đại, Peter Drucker từng nói:
“Because the purpose of business is to create a customer, the business enterprise has two–and only two–basic functions: marketing and innovation. Marketing and innovation produce results; all the rest are costs. Marketing is the distinguishing, unique function of the business. “
(Google Translate: “Bởi vì mục đích của kinh doanh là tạo ra khách hàng, doanh nghiệp có hai – và chỉ hai – chức năng cơ bản: tiếp thị và đổi mới. Tiếp thị và đổi mới tạo ra kết quả; tất cả phần còn lại là chi phí. Tiếp thị là yếu tố phân biệt, là chức năng độc đáo của doanh nghiệp)
Nhưng, trong cuốn Cuộc Chiến Trong Phòng Họp, viết bởi Ai Ries – Guru Marketing & Branding của thế giới, thì hầu như các nhà doanh nghiệp, lại chỉ ra rằng trong “75 cuốn sách dạy tất cả những điều bạn cần biết về kinh doanh” do tạp chí Fortune chọn ra lại không hề có cuốn sách Marketing nào.
Điều gì xảy ra vậy?
Tôi còn nhớ trong một giờ học về Quản trị Kinh doanh khi còn học Đại học, cô giáo hỏi cả lớp: trong một doanh nghiệp, bộ phận nào quan trọng?
Mỗi người trong lớp đưa ra một ý kiến khác nhau: không có quản trị thì doanh nghiệp không hoạt động được, không có marketing thì sản phẩm không đi vào thị trường được, không có bán hàng thì không… bán được hàng, không có nhân sự thì không phát triển con người được, không có kế toàn thì công ty không có dòng tiền để sống…
Tôi vẫn còn nhớ mãi lời cô nói lúc đó: bộ phận nào cũng quan trọng cả và không có bộ phận nào có thể tách riêng hoạt động.
Tôi tin rằng nếu hỏi Peter Drucker, Al Ries hay tạp chí Fortune câu hỏi tương tự thì họ cũng sẽ trả lời như vậy.
Đem một công ty kém quản trị & giỏi Marketing ra so sánh với công ty quản trị giỏi & Marketing kém cũng không lý giải được điều gì. Doanh nghiệp mới thì giỏi sales là sống, doanh nghiệp lớn thì quản trị giỏi là sống, doanh nghiệp cực lớn thì… làm gì cũng sống.
Cho nên, cuộc tranh luận về việc cái gì quan trọng hơn là khá vô nghĩa.
Chia sẻ của Mai Xuân Đạt