Mục lục
Các nhãn hàng cần tỉnh táo và sát sao khi đánh giá hiệu quả của chiến dịch influencer marketing bằng cách xây dựng một hệ thống tính toán tỷ lệ ROI nhằm “tối đa hóa” lợi nhuận thu về, “tối thiểu hóa” ngân sách bỏ ra.
Nhìn lại roi trong influencer marketing
ROI là một thuật ngữ tính toán tỷ lệ lợi nhuận thu được so với chi phí đầu tư. Hiểu một cách đơn giản, khái niệm này được dùng để đánh giá hiệu quả của khoản đầu tư và so sánh hiệu quả của các khoản đầu tư khác nhau.
Những chỉ số nhãn hàng nên theo dõi sát sao
Nhãn hàng cần xây dựng hệ thống những mục tiêu rõ ràng và vạch ra những chỉ số cụ thể dựa trên mục tiêu đó. Sau khi đã định hình được mục tiêu chiến dịch, nhãn hàng nên theo dõi một số chỉ số như sau:
- Tương tác: Bao gồm các chỉ số like, share, comment trên các post/nội dung mà influencer đăng tải nói về thương hiệu
- Mức độ hiển thị: Tận dụng công cụ social listening để xem người tiêu dùng đang nói gì về thương hiệu
- Số lượng follower: So sánh số lượng follower trước và sau chiến dịch influencer marketing
- Doanh số: Mục đích cuối cùng của marketing là phải bán được hàng. Influencer chính là một kênh tin cậy mà nhãn hàng nên tận dụng để gia tăng tỷ lệ chuyển đổi (conversion rate).
Đối với mỗi nền tảng khác nhau, nhãn hàng sẽ cần xây dựng một bộ chỉ số đánh giá hiệu quả riêng biệt.
Gợi ý khung đo lường hiệu quả chiến dịch influencer marketing – the influencer marketing measurement framework
Bằng cách sử dụng một framework tích hợp nhằm đo lường hiệu quả sử dụng influencer, nhãn hàng có thể tối đa hóa chỉ số ROI bằng cách tăng lợi tức, giảm đầu tư. Dưới đây là Khung đo lường hiệu quả chiến dịch influencer marketing – The Influencer Marketing Measurement Framework, theo Mavrck.
- Để tăng lợi tức hãy qua tâm các chỉ số này:
- Online Sales Lift: Mức tăng doanh số bán hàng trực tuyến
- Offline Sales Lift: Mức tăng doanh số bán hàng offline
- Brand Lift: Mức độ ảnh hưởng của hoạt động truyền thông lên sức khỏe thương hiệu
- Channel Lift: Mức độ tăng trưởng của kênh thương hiệu
- Để giảm đầu tư hãy quan tâm các chỉ số này:
- Tiết kiệm thời gian (Time Savings): Sử dụng hiệu quả các ưu đãi, sản xuất những content chất lượng và hiệu quả hơn
- Tiết kiệm số lượng nội dung (Content Saving): Với cộng đồng những influencer mà thương hiệu sở hữu, họ có thể tạo nội dung với chi phí ít hơn so với việc tạo ra một “thư viện” những branded marketing assets
- Tiết kiệm phương tiện truyền thông (Media Savings): Sản xuất các định dạng nội dung – ảnh, video… – một cách hiệu quả hơn
- Tiết kiệm phần mềm (Software Savings): Nếu có sẵn nguồn lực này trong tay, các nhãn hàng có thể giảm chi phí bằng việc thay thế các giải pháp điểm, cũng như một điểm tập trung để quản lý và thống nhất dữ liệu người dùng
Tổng hợp 5 cách để nhãn hàng tính toán roi cho chiến dịch influencer marketing
- Sử dụng Tracking Link
- Sử dụng Landing Page
- Theo dõi và phân tích chỉ số trên social
- Đo lường số lượng người theo dõi và nhận biết về thương hiệu
- Đưa influencer lên nền tảng quảng cáo của thương hiệu* *
Chia sẻ của Thùy Linh