Mình Học Một Kỹ Năng Mới Thế Nào?

Từ một công việc thiên về kỹ thuật, mình rẽ sang kinh doanh cũng được vài năm.

Vì vậy, mình gần như phải bắt đầu học lại từ đầu mọi thứ. Từ việc làm website, học viết bài, học cách tư vấn khách hàng. Phải thừa nhận rằng một điều rằng, học một kỹ năng mới thực sự rất mệt và chán. Vì đụng vào cái gì cũng không biết. Từ những thứ tưởng chừng như vô cùng đơn giản.

Và, sau ngần ấy năm, hiện giờ những gì cần mình đa số đều có thể tự làm được cả. Có thể không giỏi bằng những bạn chuyên về lĩnh vực đó, nhưng ít nhất cũng áp dụng được với công việc kinh doanh của mình. Chỉ trừ một số kỹ năng như chụp ảnh, can thiệp chuyên sâu vào web là mình phải đi thuê.

Vì mình cảm thấy, nếu mình muốn tự làm tốt như họ thì mình phải đầu tư rất nhiều thời gian và mình cũng không có ý định phát triển bằng việc chụp ảnh nên mình thuê bên ngoài. Còn lại, mình sẽ cố gắng tự làm. Nhờ vậy, mà mình học được rất nhiều thứ. Vậy, mình học nó bằng cách nào? Bài này mình sẽ chia sẻ các mà mình đã làm, hy vọng sẽ hữu ích, đặc biệt là đối với các bạn mới.

Khi mà, kiến thức thì các bạn thấy quá nhiều. Mà bảo đi thuê thì các bạn lại không có tiền. Khổ thế đấy. Đầu tiên, mình sẽ tự tìm hiểu xem ở lĩnh vực mới mình cần học những kiến thức, kỹ năng gì. Mình có thể hỏi các anh chị trong ngành hoặc cách dễ hơn là lên Google và đọc.

Ví dụ, muốn kinh doanh online thì mình biết mình cần phải học cách chọn sản phẩm, cách tư vấn khách hàng, cách viết nội dung, cách làm website. Vâng, rất nhiều. Tiếp tục, mình sẽ tìm hiểu về sự cần thiết của các kiến thức, kỹ năng này. Cái nào là quan trọng nhất và mình phải đặt ưu tiên học nó hàng đầu.

Ví dụ, ở đây mình sẽ chọn kỹ năng viết bài. Mình sẽ ngồi viết ra giấy tất cả những lợi ích cho việc kinh doanh nếu mình có kỹ năng viết tốt. Nào là đỡ tiền phải đi thuê freelancer. Hết gần 300k cho một bài. Nào là mình có thể viết quảng cáo theo ý muốn của mình mà không phải phụ thuộc ai. Vân vân và mây mây.

Sau đó, mình sẽ hình dung những lợi ích và cả những bất lợi nếu có thể và không thể viết tốt. Mình sẽ cố gắng hình dung một cách chân thực nhất và đặt cảm xúc như thể mình đã có thể viết được những bài cả nghìn likes. Việc này sẽ tạo cho mình một cảm xúc tích cực và có động lực để cố gắng mỗi ngày khi mà việc viết bài ban đầu sẽ rất khó khăn và chán nản.

Điều thứ hai mà mình làm là phân bố thời gian để học kỹ năng đó.

Một cách từ từ và tăng dần. Những ngày đầu mình sẽ cố gắng đọc một bài viết ngắn, viết một bài tầm vài trăm từ. Nghĩ gì viết nấy. Vài tuần sau khi cảm thấy mình đã khá hơn với việc viết một chủ đề nào đó, mình sẽ cố gắng thêm một chút hài hước và trau chuốt hơn về câu từ.

Những tháng sau khi mình đọc cảm thấy tốt hơn nữa, mình sẽ viết về một chủ đề mà mình có chút kinh nghiệm. Và đặt mục tiêu viết theo một số lượng từ nhất định. Ví dụ, chủ đề này mình muốn viết bài tầm 300 từ thôi. Nhiều quá họ không đọc nỗi. Hoặc chủ đề nào mà mình thấy hay mình phải viết được 2000 từ.

Nói là như vậy, nhưng đây là cả một quá trình dài và thường đo bằng năm, bằng tháng. Và mục tiêu của mình là không bỏ ngày nào. Vì “Quy tắc điếu thuốc” của thầy đó. Bỏ một ngày thì sẽ có thêm ngày thứ hai. Nên những ngày mệt, mình sẽ cố gắng viết một ít. Mục đích chính là để duy trì thói quen này. Vì xây nó thì khó chứ bỏ nó thì dễ hơn rất nhiều.

Điều thứ ba là, mình sẽ cố gắng áp dụng và thực hành. Mình không viết theo kiểu bộc phát nữa, mà cố gắng học cách viết một cách bài bản. Mở bài nên viết thế nào, thân bài ra làm sao. Nhưng điều quan trọng là, khi học một kiến thức nào đó, mình sẽ áp dụng vào để viết. Bạn biết không, thực hành mới là thứ giúp bạn tiến bộ chứ không phải kiến thức.

Vì theo mình thấy, kiến thức giờ rất dễ để tiếp cận. Điều cuối cùng mà mình tâm niệm là bạn phải review, đánh giá lại quá trình bạn thực hành. Việc này làm càng nhiều thì khả năng bạn học một kỹ năng nào đó càng ngày càng nhanh hơn.

Mình thì thường đánh giá lại quá trình mình học một kỹ năng nào đó mỗi tuần một lần. Có nhiều cách để đánh giá. Mà tốt nhất là thông qua kết quả. Ví dụ, bài viết quảng cáo của mình có lượt tương tác cao hơn chẳng hạn. Hoặc khi bài viết mình được ai đó góp ý, mình sẽ cố gắng để cải thiện những điểm này. Và lại tiếp tục.

Cứ như vậy. Mình tin, đến một ngày bạn nhìn lại, chắc chắn bạn sẽ bất ngờ với chính khả năng của mình.

Có một điều phải thừa nhận là, đôi lúc bạn học và cố gắng vài năm nhưng bài của bạn vẫn không thể nào bằng một đứa chuyên văn được. Bạn phải công bằng tí đi. Xuất phát điểm khác nhau mà. Nhưng bạn hãy đem lại những bài mà ngày đầu bạn viết, chắc chắn chính bạn cũng phải cảm thấy ngỡ ngàng. Những ngày đầu mình viết dở đến thế sao?

Mến.

Chia sẻ của Lê Tấn Nghĩa

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Click vào một ngôi sao để đánh giá bài biết!

Đánh giá trung bình 0 / 5. Số phiếu: 0

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết có 0 bình luận
THÔNG TIN NGƯỜI GỬIĐóng (x)

Bài Hay Nên Đọc

Bài Mới Xuất Sắc

Case Study Mùa Dịch: Bán Hết 500kg Cua Trong 1 Ngày

Đây là một case study khá thú vị với mình trong mùa dịch, chưa dừng việc bán hết 500kg cua mà những ngày tiếp theo...

Seeding Facebook – Hiệu Ứng Đám Đông Không Bao Giờ Đi Sau Thời Đại

Mình làm chuyên về dịch vụ seeding từ lúc mà seeding còn chưa biết đến nhiều bị. Thậm chí anh chị em đánh đồng vào...

Cổ Phiếu Bất Động Sản Có Phải Là Những Tài Sản Bất Động Thời Gian Tới?

Trước khi tìm hiểu dòng cổ phiếu BĐS có tiếp tục là dòng cổ phiếu đáng đầu tư cho năm 2021-2022. Chúng ta cùng nhìn...

Hạng mục đầu tư – Tại Sao Stocks Có Thể Đánh Bại Bonds Hay Gold?

Đầu tư có thể được hiểu là việc từ bỏ nhu cầu tiêu tiền ở thời điểm hiện tại của bản thân mình, chuyển số...

Ma Trận BCG Là Gì?

Được tạo bởi Boston Consulting Group, ma trận Boston – còn được gọi là ma trận BCG hoặc ma trận tăng trưởng – cung cấp...

Ngày Kép 5.5 Thì Làm Gì Để Nhiều Đơn Hàng?

Trước tiên, shop cần tối ưu lại trang chủ của shop, banner, hình ảnh sản phẩm và nội dung mô tả của các sản phẩm...