Mục lục
Có rất nhiều công việc cần quản lý khi có một cửa hàng nhưng việc quản lý kho hàng là điều khiến nhiều anh em đau đầu.
Dành quá ít thời gian cho kho hàng của mình
Nhiều anh em thường chỉ quan tâm đến việc đẩy hàng, marketing cho các kênh bán nhưng lại quên mất 1 điều rằng: Việc dành ít thời gian cho kho hàng của mình cũng khiến không thể nào kiểm soát được lượng hàng hóa xuất nhập, từ đó việc xách định lợi nhuận, thua lỗ ra sao cũng không được chính xác.
Giải pháp: Lập một bản kế hoạch chi tiết về các công việc cần làm từ đó có thể cân bằng được các công việc, tránh làm việc này nhiều việc kia ít.
Không kiểm soát kỹ lượng hàng hóa ra vào
Nếu không nắm rõ số lượng hàng hoá, các bác sẽ rất dễ rơi vào tình cảnh không cung ứng đủ sản phẩm cho cửa hàng của mình cũng như duy trì hoạt động không bị gián đoạn.
Giải pháp: Hãy áp dụng phương pháp nhập trước – xuất trước cho kho hàng. Nhập trước – xuất trước có nghĩa là những hàng hóa nhập vào trước thì cũng sẽ được xuất ra.
Giải pháp: Hãy thử áp dụng phương pháp sắp xếp hàng hóa 5s:
- Sort ( Sàng lọc): Là phân loại, tổ chức các vật dụng theo trật tự
- Set (Sắp xếp): Tổ chức các vật dụng còn lại một cách hiệu quả theo tiêu chí: dễ tìm, dễ thấy,dễ lấy và dễ trả lại.
- Shine (Sạch sẽ): Thường xuyên vệ sinh, giữ gìn nơi làm việc sạch sẽ thông qua việc tổ chức vệ sinh tổng thể và tổ chức vệ sinh hàng ngày máy móc vật dụng và khu làm việc.
- Standardize (Săn sóc): Luôn luôn kiểm tra, duy trì 3S ở trên.
- Substain (Sẵn sàng): Rèn luyện, tạo nên một thói quen, nề nếp, tác phong cho mọi người trong thực hiện 5S.
Không kiểm tra kho hàng thường xuyên
Đây chính là một trong những sai lầm nghiêm trọng của các chủ shop. Nhiều người thường ngại việc kho quá lớn, hàng quá nhiều mà không muốn kiểm tra sát sao về số lượng và tình trạng hàng trong kho.
Việc này dẫn đến hàng hóa bị thất thoát, hỏng hóc hay hết đến khi cần dùng lại không đáp ứng được nhu cầu.
Ngoài ra, việc này còn tạo cơ hội cho các gian lận nghiêm trọng khác liên quan tới con người (em nói vậy cho văn minh chứ các bác tự ngẫm nha.
Giải pháp: nên có một kế hoạch kiểm tra kho hàng định kỳ tùy vào quy mô xuất nhập của cửa hàng, có thể là mỗi tháng 1 lần, hoặc 2, 3 tháng.
Từ đó thu thập được những thông tin hữu ích như: xác nhận số lượng (phù hợp với hồ sơ hàng hóa), chất lượng (nhận biết, hư hại, suy giảm chất lượng, bao gói).
Tổng hợp và chia sẻ của Vũ Minh Khôi