Shopee vào Việt Nam từ năm 2015, và mình có Shopee Mall trên sàn lần đầu tiên vào năm 2017, Lazada thì có sau đó 1 năm, tầm 2018 thì phải ( mình không nhớ rõ về mốc thời gian lắm).
Khoảng 2 năm trở lại đây, từ khoảng 2019 đến nay, với sự phát triển như vũ bão của TMĐT, mình nhận thấy các Shop có dần dần chuyển hướng làm TMĐT bài bản hơn.
Và số lượng Shopee Mall trên sàn tăng đột biến, trong đó có nhiều Shop có sự đầu tư bài bản, chuyên nghiệp và tăng trưởng phi mã
Bản thân các sàn TMĐT, mà điển hình nhất là Shopee cũng rất tạo điều kiện cho các Shop về mặt chính sách để các Shop có thể đầu tư làm chuyên nghiệp từ đầu.
Cụ thể, đối với các Shop xây dựng thương hiệu riêng, Shopee chỉ yêu cầu GPKD và giấy xác nhận hồ sơ đăng ký thương hiệu hợp lệ của Cơ quan Nhà nước là đã đủ điều kiện về mặt giấy tờ để là một “thương hiệu” trên Shopee.
Nói thêm một chút về đoạn này cho bạn nào chưa hiểu, khi bạn đăng kí một Nhãn hiệu với Cục Sở hữu trí tuệ, thì thường có 2 giai đoạn.
- Giai đoạn 1 là sau khoảng 1 tháng tính từ thời điểm bạn nộp đơn, Cục sẽ cấp cho bạn một văn bản xác nhận rằng bạn đã nộp đơn hợp lệ, tức là cục đã nhận được đơn của bạn.
- Giai đoạn 2 thường kéo dài từ 18-36 tháng, Cục sẽ cấp cho bạn Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu – và đây mới là giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhãn hiệu của bạn.
Hiện nay trong các sàn TMĐT ở VN, chỉ có Sendo là “kĩ tính” nhất khi chỉ chấp nhận Văn bằng mới cho lên SenMall. Còn Shopee, Lazada đều rất “tạo điều kiện” cho các Nhà bán hàng chỉ cần có giấy chấp thuận đơn là đã đủ điều kiện lên Mall rồi.
Đây rõ ràng là một chính sách đúng đắn, tạo điều kiện để nhà bán hàng phát triển, vì thời gian cấp Văn bằng Sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện tại là quá lâu. Nếu đợi 2-3 năm có Văn bằng mới cho lên thì sẽ đánh mất cơ hội phát triển của Shop
Nhưng chính vì tạo điều kiện như vậy, mình chợt suy nghĩ đến vấn đề. Khi nhà bán hàng phát triển và dồn hết tâm huyết vào một thương hiệu, rồi sau 2-3 năm, nhận được Quyết định TỪ CHỐI của Cục SHTT, thì điều gì sẽ xảy ra.
Mình biết phong trào đăng kí Mall nở rộ từ 2019, những chủ Shop đăng ký nhãn hiệu từ 2019 thì giai đoạn này và nửa đầu năm 2022 tới sẽ có kết quả. Sẽ có người được cấp, nhưng những người không được cấp, thì sao?
Để tiện hình dung mình xin phép lấy 2 ví dụ: GENZ và POLOMAN. GENZ của mình còn POLOMAN thì quá nổi tiếng các bạn đều biết rồi. Và dựa vào quy mô của 2 Brand này trên sàn thì chắc anh em cũng ít nhiều đoán được mức độ đầu tư cho thương hiệu của chủ Shop.
Thế nhưng GENZ đăng kí tháng 1/2020, còn POLOMAN đăng kí 4/2020, cả 2 thương hiệu đều trong giai đoạn chờ kết quả. Điều gì sẽ xảy ra nếu Cục SHTT từ chối bảo hộ 2 nhãn hiệu này?
Mình đã tra cứu khoảng 20 Brand khá to trên sàn thì phát hiện ra nhiều điều kinh khủng hơn mà mình không tiện chia sẻ vì sẽ ảnh hưởng đến Brand. Nhưng những điều mình tra cứu và nhận định thấy, các chủ Shop đang rất chủ quan khi tiến hành đăng kí nhãn hiệu.
Nhiều chủ Shop chỉ coi nó là một điều kiện mang tính chất thủ tục để đạt được mục đích xây dựng Shop Mall và không hề các văn phòng luật sư tư vấn kĩ lưỡng về khả năng được Bảo hộ trong tương lai.
Xong nếu kinh doanh fail thì thôi, chứ nếu xác định đầu tư nghiêm túc, đổ tiền đổ bạc vào phát triển thương hiệu, xong đến lúc không được Pháp luật thừa nhận, chẳng khác gì mất trắng
Mình đã cân nhắc rất nhiều khi viết bài này. Ở góc độ tích cực, mình đang cảnh báo cho các Chủ Shop kiểm tra lại hồ sơ pháp lý của mình.
Nhưng ở góc độ tiêu cực, mình đang mách nước cho ai đó “khôn lỏi” và “nhanh tay” sẽ lên sàn tra cứu xem thương hiệu nào có sơ hở pháp lý và tấn công. Cuối cùng, mình chọn cách nói ra để các Shop “phòng bệnh hơn chữa bệnh”
Mình mong bài viết này sẽ được nhiều chia sẻ, để không có công sức của ai bị lợi dụng và đánh cắp, như nhiều sự kiện pháp lý đã từng xảy ra ở Việt Nam
Chia sẻ của Huân Phạm