Mục lục
Thói trì hoãn thường xuyên có thể làm giảm hiệu suất làm việc, cũng có thể làm bạn cảm thấy thiếu tự tin vì bản thân đã không thể hoàn thành công việc.
William James (thường được gọi là ‘Cha đẻ của Tâm lý học Hoa Kỳ’) đã tuyên bố rằng “không có gì mệt mỏi bằng việc mãi mãi bám vào một nhiệm vụ chưa hoàn thành”. Đứng trước một nhiệm vụ, bạn có hai sự lựa chọn: một là làm ngay việc cần làm, hai là bị xao lãng bởi các việc không quan trọng và chỉ hoàn thành công việc vào giờ chót hoặc tệ hơn nữa là bạn không làm gì cả.
Thói trì hoãn thường xuyên có thể làm giảm hiệu suất làm việc, cũng có thể làm bạn cảm thấy thiếu tự tin vì bản thân đã không thể hoàn thành công việc.
Đồng hồ báo thức kêu lúc 5h sáng – giờ mà bạn đã tự hứa với bản thân là sẽ thức dậy và chạy bộ. Bạn sẽ bật dậy ngay chứ? Hay là bạn sẽ ấn nút Snooze để ngủ tiếp? Kịch bản tương tự cứ tiếp diễn nhiều ngày, không chỉ đối với việc dậy sớm mà ngay cả đối với các công việc khác. Bạn có biết tại sao không chỉ bạn mà rất nhiều người cũng có thói quen trì hoãn như bạn không?
Sự trì hoãn đến từ các nguyên nhân sau
Lười biếng
Đây là nguyên nhân phổ biến và đơn giản nhất. Vì ngại việc nên trì hoãn và kéo dài thời gian bằng việc tìm những việc dễ dàng và thoải mái hơn như giải trí, lướt Facebook…
Chán nản thiếu động lực
Bạn không làm điều bạn cần làm bởi vì bạn không cảm thấy việc hoàn thành điều đó mang lại cho bạn cảm giác vui sướng hay nói cách khác là bạn không muốn làm việc đó.
Chủ nghĩa cầu toàn
Một điều đáng ngạc nhiên là những người cầu toàn cũng dễ sinh ra trì hoãn, bởi họ luôn yêu cầu cao và kỳ vọng vào kết quả dẫn đến việc làm những việc ít quan trọng hơn để “chuẩn bị” trước khi bắt đầu việc chính.
Điểm tối kỵ của người làm nên việc lớn: TRÌ HOÃN VÀ NGỦ DẬY MUỘN
Đánh giá không đúng mức tầm quan trọng của công việc
Đôi khi bạn chưa làm nhiệm vụ vì bạn nghĩ rằng công việc đó không quá khó, không cần nhiều thời gian hoàn thành nên hoãn lại, để làm sau.
Chờ đợi cảm giác kích thích khi “đuổi deadline”
Có những người luôn đợi đến sát hạn chót để làm việc vì họ cho rằng sự áp lực sẽ khiến họ tập trung và làm việc hiệu quả hơn.
Dù lý do của sự trì hoãn là như thế nào thì chúng ta vẫn cần phải thừa nhận rằng: Trì hoãn nhiều thực sự không hề tốt trong cuộc sống cũng như trong công việc.
Gợi ý cách khắc phục sự trì hoãn
Tạo ra 1 danh sách những việc cần làm
Danh sách việc cần làm (To do list) không chỉ hữu ích đối với việc quản lý thời gian mà còn khá hiệu quả để khắc phục tính trì hoãn. Nếu cần, hãy đặt ngày bên cạnh mỗi mục nếu có thời hạn mà bạn cần phải đáp ứng. Ước tính mỗi nhiệm vụ sẽ mất bao lâu để hoàn thành, và sau đó nhân đôi con số đó để bạn không rơi vào bẫy nhận thức khi đánh giá thấp thời gian của mỗi dự án.
Bắt đầu ngay và luôn
Làm nhiệm vụ trong vài phút
Những người trì hoãn không chỉ khiến bản thân mất tập trung lâu hơn để làm những điều ‘sai trái’ mà họ còn trì hoãn việc bắt đầu những điều ‘đúng đắn’. Đây là phát hiện của một nghiên cứu về những sinh viên hay trì hoãn.
Để chống lại điều này, Giáo sư Richard Wiseman nói về Hiệu ứng Zierganick, mô tả cách một khi bạn bắt đầu một việc gì đó, bộ não của bạn vẫn tỉnh táo cho đến khi bạn hoàn thành nó. Bắt đầu một nhiệm vụ thường là phần khó nhất. Vì vậy tốt nhất là hãy bắt đầu ngay và não bộ của bạn sẽ bị cuốn vào nhiệm vụ ấy và sẽ đảm nhiệm việc đó thôi.
Đặt cho mình một thời hạn ngắn
Trong phân tích tổng hợp của mình về sự trì hoãn, nhà nghiên cứu Piers Steel lưu ý rằng ‘từ lâu người ta đã quan sát thấy rằng một sự kiện càng ở xa, nó càng ít ảnh hưởng đến quyết định của mọi người. “Hãy chia nhỏ nhiệm vụ và đưa ra thời hạn ngắn cho mỗi phần.
Làm những việc khó và quan trọng trước
Đồng hồ sinh học hàng ngày của chúng ta, được gọi là Nhịp điệu Circadian, đảm bảo rằng chúng ta thường ở trạng thái tỉnh táo nhất vào khoảng 10 giờ sáng trước khi chúng ta dần mất tập trung vào buổi trưa và chiều.
Các nhiệm vụ càng khó, chúng ta càng cần nhiều năng lượng và sự tập trung để hoàn thành chúng. Do đó, bạn nên làm những công việc khó nhất và quan trọng nhất trước tiên bởi vì cố gắng bắt đầu chúng khi bạn đang mệt là rất khó, thường khiến mọi người phải gác lại sang ngày khác.
Loại bỏ các yếu tố gây xao lãng
Thật khó để hoàn thành công việc thực sự khi bạn tiếp tục chú ý đến những gì trên tivi hoặc bạn liên tục kiểm tra cập nhật trạng thái Facebook của bạn bè.
Hãy ấn định cho mình một khoảng thời gian mà bạn tắt mọi thứ gây xao nhãng chẳng hạn như âm nhạc, truyền hình và các trang mạng xã hội và sử dụng thời gian đó để tập trung toàn bộ sự chú ý vào nhiệm vụ hiện tại.
Làm cho nhiệm vụ khó hơn
Điều này nghe có vẻ phản trực quan. Chắc chắn một nhiệm vụ khó hơn sẽ dẫn đến việc ai đó muốn bỏ dở nhiệm vụ hơn nữa? Rõ ràng là không. Mọi người báo cáo cảm giác hài lòng cao hơn nếu họ đã hoàn thành xuất sắc một nhiệm vụ khó khăn. Để chống lại những học sinh đạt thành tích cao có thể cảm thấy buồn chán, việc làm cho nhiệm vụ khó khăn hơn một chút sẽ có hiệu quả, miễn là vẫn có thể đạt được.
Tự thưởng cho bản thân
Khi bạn đã hoàn thành một nhiệm vụ (hoặc thậm chí một phần nhỏ của một nhiệm vụ lớn hơn), điều quan trọng là phải tự thưởng cho những nỗ lực của bạn. Điều này sẽ giúp khắc ghi trong tiềm thức của bạn cảm giác sung sướng khi hoàn thành công việc, từ đó sản sinh ra cơ chế tiếp nhận sự vui vẻ khi làm việc và dần dần bạn sẽ bớt trì hoãn hơn hẳn.
Hãy cho bản thân cơ hội để thưởng thức điều gì đó mà bạn thấy vui và thú vị, cho dù đó là tham dự một sự kiện thể thao, chơi trò chơi điện tử, xem chương trình truyền hình yêu thích của bạn hay ăn một món ăn nào đó…
Tổng hợp và chia sẻ của Nguyễn Thắng