Mục lục
Không tùy tiện kể lể niềm vui, nỗi buồn của mình, là trí tuệ
Thực ra, bất kể chúng ta có thừa nhận hay không, luôn có một sự thật trần trụi tồn tại đó là: Trên thế gian này, ngoài ba mẹ ra, không có mấy ai thực sự hi vọng chúng ta sống sung sướng hơn họ.
Vì vậy, “khoe khoang” hạnh phúc của mình ra ngoài, nhiều khi là đang động vào chỗ đau của người khác, giống như kiểu bảo họ rằng “anh đố kị với tôi đi” vậy, rồi lại tự thêm phiền phức cho chính mình.
Đúng vậy, đời người 10 phần thì có tới 8,9 phần không như ý, nhưng chẳng phải là vẫn còn 1,2 phần là tốt đẹp ư.
Vui vẻ, chia sẻ với nhầm người, thì chính là “khoe khoang”; buồn phiền, tâm sự với sai người, thì chính là “làm quá”.
Người thông minh sớm đã điều chỉnh quá trình trưởng thành sang chế độ im lặng, không tùy tiện chia sẻ niềm vui nỗi buồn của bản thân.Họ chia sẻ với những người bạn tri kỷ và cùng họ tận hưởng trọn vẹn khoảnh khắc ấy.
Không đâm chọc vào chỗ khó của người khác, là tử tế
Nhà viết kịch người Nga Anton Pavlovich Chekhov nói: “Người có giáo dưỡng không phải là ăn cơm mà không làm đổ canh, mà là khi người khác chẳng may làm đổ canh, đừng nhìn chằm chằm vào họ.”
Không “xé toạc” chỗ khó nói của người khác, lòng tốt trông có vẻ nhỏ bé này lại sưởi ấm cả cuộc đời của người khác.
Sống ở đời, sắc vàng sắc đỏ rực rỡ có, sắc đen sắc xám tất nhiên cũng tồn tại theo.
Nhiều khi, chúng ta không cần tới sự an ủi hay sự cảm thông nhất thời, mà chúng ta chỉ đơn giản muốn người bên cạnh không quấy rầy, không “đâm chọc”, không lên tiếng, chỉ đơn giản là sự im lặng mà thôi…
Có người nói, đời người ai sống cũng không dễ dàng gì rồi, có những chuyện không cần phải bóc toẹt móng ngựa ra.
Đúng vậy, bạn vĩnh viễn không bao giờ có thể biết được rằng, một người trưởng thành trông thì có vẻ luôn vui tươi, chín chắn, bên trong họ nội tâm gào thét ra sao, nhưng họ luôn im lặng, đó là bởi vì, họ không muốn ai biết…
Không hạ thấp thực lực của người khác, là giáo dưỡng
Bên cạnh bạn có một người như này hay không?
- Người khác sự nghiệp thuận buồm xuôi gió, họ sau lưng nói người ta đi cửa sau.
- Người khác xinh đẹp mỹ miều, họ ở sau lưng nói người ta là bình hoa di động không có tài cán gì.
- Người khác thành tích học tập xuất chúng, họ đi bốn phương tám hướng nói người ta là con mọt sách, không biết sự đời…
Kiểu người như vậy, luôn hạ thấp người khác để đề cao chính mình.
Mà không biết rằng, quá trình nói xấu sau lưng người khác ấy cũng chính là đang phủ định chính mình; kính sợ đối thủ mới là tôn trọng bản thân.
Sống ở đời, ai cũng nên cố gắng để tỏa sáng, nhưng tuyệt đối đừng tỏa sáng trên cái nền là dập tắt người khác.
Nhận thức ra được cái mình “không biết”, mới là điểm khởi đầu của “biết”.
Quang minh chính đại đối mặt với đối thủ, thắng, thắng cho sảng khoái; thua, cũng thua một cách tâm phục khẩu phục.
Không tọc mạch chuyện người khác, là định lực
Con người ta nếu không có “cao độ”, nhìn thấy đâu đâu cũng là vấn đề; còn sống mà không có tầm nhìn, vấn vương sẽ toàn là những chuyện tầm phào.
Sống ở trên đời, chú trọng vào bản thân, nhưng cũng đừng quên chấp nhận người khác…
Những việc nhỏ không động tới nguyên tắc, không cần thiết đâm chọt phê bình; những tiểu tiết không làm ảnh hưởng tới bố cục chung, cũng không cần phải “cầm tay chỉ điểm” cho người khác.
Chia sẻ của Vũ Xuân Tuấn