Bán hàng trên Shopee liệu có dễ “ăn” như bạn nghĩ ?

Bán hàng Online người ngoài nhìn vào tưởng ngon, tặc cái lưỡi là chắc phần thắng, nhưng thật xin lỗi, đời không như là mơ đâu ạ, ở đây (nhất là cái Shopee này), các chủ shop đầu toàn sỏi đá cả đấy.

Nếu bạn hỏi, các chủ shop sẽ rõ ràng:

  • Điểm mạnh (Strength); Điểm yếu (Weakness); cơ hội (Opportunity); Khó khăn (Theat) —-> đó là hiểu mình với mô hình SWOT
  • Chính trị (Political); Kinh tế (Economics); Xã hội (Sociocutural); công nghệ (Technological) —-> đó là hiểu đời với mô hình PEST
  • Đối thủ cạnh tranh (Competitor) Khách hàng (Buyer Power); sSản phẩm tượng tự (Threats of Subsitutions) ; Nhà cung ứng (Supplier Power); Đối thủ tiềm năng (Threats of New Entries) —-> đấy là hiểu thị trường với mô hình Porter

Thì từ đấy mới nảy ra những thứ đơn giản như:

  • Bán cái gì (Product)
  • Ở đâu (Place)
  • Giá bao nhiêu (Price)
  • Khuyến mãi thế nào (Promotion)

Chẳng phải chính là ứng dụng mô hình 4P nổi tiếng trong Marketing chính quy là gì?

Chưa kể bổ sung thêm vài chăn trở khác như:

  • Tư duy bán hàng (Philosophy)
  • Ai bán và bán cho ai (People)
  • Bán như thế nào (Process)

Thì lại chẳng xịn quá chơi hẳn mô tình cải tiến 7P

Một số cao thủ đấu thầu còn quản lý chặt chẽ:

  • Lượt xem (Clicks)
  • Lượt hiển thị (Reach)
  • Lượng theo dõi (Follower)
  • Chưa kể hiệu ứng chim mồi (Decoy Effect)
  • Tương trợ Facebook – Shopee (Cross Channel Marketing
  • Vận cả phễu bán hàng (Sales Funnel)

Đầy đủ thua gì dân Marketing đây. Nữa nhé, có tháng ngày nào mà chủ shop lại không nhẩm tính:

  • Doanh thu (Revenue): Bán được bao nhiêu (Gross Sales) nhớ trừ hàng hoàn (Sales Return)
  • Giá cả (Cost of Good Sold)
  • Chi phí (Expenses) bao gồm đủ thứ từ Đóng gói, Nhân sự, Dự trù rủi ro abc xyz
  • Nhất là lãi bỏ bị ba gang (Income)

Đấy xịn xò thế này gọi là báo cáo tài chính, Tây gọi là Income Statement. Chi tiết thêm tí thì bao gồm:

  • Tồn kho hiện tại bao nhiêu (Inventory), nhớ cả hàng đã sang tiền nhưng đang trên đường vận chuyển nhé (Accounts Receivable)
  • Bao lâu thì Shopee thanh toán (Liquidity)
  • Chưa trả tiền thì ta ghi nợ (Debt), trả tiền chiếm giữ từ tháng trước thì ta ghi có (Accounts Payable)
  • Tiền đi về ra sao (Cash Flow – Incoming và Outgoing)
  • Trong túi còn lại đồng nào không (Cash)
  • Tổng tài sản đã đâu tư đến giờ bao nhiêu rồi nhỉ (Asset)

Chi tiết thua gì báo cáo tài chính tổng công ty đâu, sợ chủ shop Shopee chưa

Chưa kể chủ Shop còn phải nắm được nhé:

  • % tăng giảm doanh thu (Operation)
  • % lãi so với giá và các tỉ tỉ thứ liên quan đến lợi nhuận (Profitability)
  • % hiệu quả quản lý tồn kho (Inventory)

Shop nào mà tỉ mẩn tì mần thì còn tính toán cả:

  • Mục tiêu (Sales Target)
  • Hàng ra vào kho (Stock Turnover Rate)
  • Giá trị đơn hàng trung bình (Average Customer Spending)
  • Tỉ trọng hàng bị trả lại (Return Rate)
  • Tỉ trọng hàng phải để order trước (Backorder Rate)

Đấy chả phải đã nắm được hết các KIPs trong bán lẻ rồi còn gì. Các chủ shop còn cân luôn cả các lý thuyết về đầu tư và phát triển luôn nhé:

  • Bao giờ mới thu hồi được vốn (Payback Period)
  • Bỏ ra X tiền hôm nay cuối năm thu về nhiêu nhỉ (ARR – Accounting Rate of Return)
  • Cuối năm muốn có tỏi thì giờ phải đầu tư bao nhiêu (NPV – Net Present Value)
  • Có nên vay nợ ngân hàng để chơi quả lớn không (IRR – Internal Rate of Return)

Ôi mới nói đến Marketing và Finance thôi đã dài thế này rồi à huhu vậy mà nói tới chiến lược (Strategy), nhân sự (HR), chăm sóc khách hàng (Customer Service), quan hệ cộng đồng (PR) nữa chắc là mọi người xỉu mất.

Nhưng có cái này nhất định mình phải nói, đó chính là chỉ số cảm xúc (Emotional Quotient), bởi vì bán hàng online chính là “bố” của loại Trí tuệ cảm xúc (Emotional Intelligence) này luôn haha đặc biệt khi đương đầu với một số đối tượng khách hàng để tránh cái miệng làm khổ cái thân:

  • Ngày ngày niệm chú, khách hàng là thượng đế, là niềm tin, nguồn sống để có thể tự nhận thức được cơn uất ức đang trào lên (Self-Awareness)
  • Hết sức kiềm chế, bình tĩnh tự tin không cay cú (Self-Control)
  • Nhìn về tương lai tươi sáng (Self-Motivation)
  • Thấu hiểu và cảm thông (Empathy)
  • Kĩ năng giải quyết vấn đề (Social Skills)

Bán hàng Online là phải “chết ở trong lòng một ít” không thì toi ngay.

Để hoàn thành slogan “không được đánh khách”, chủ Shop là phải Master với mô hình quản lý cảm xúc của Goldman rồi mà.

Vậy cuối cùng để trả lời cho câu hỏi: Bán hàng Online có khó không? Mình tin là KHÔNG nhưng cần phải NGHIÊM TÚC ví đây cũng là một nghề, đủ đầy kiến thức và kĩ năng. Xin hãy dành một ngày để tôn vinh các chủ shop Online

Chia sẻ của Mạnh Chu

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Click vào một ngôi sao để đánh giá bài biết!

Đánh giá trung bình 0 / 5. Số phiếu: 0

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết có 0 bình luận
THÔNG TIN NGƯỜI GỬIĐóng (x)

Bài Hay Nên Đọc

Bài Mới Xuất Sắc

Case Study Mùa Dịch: Bán Hết 500kg Cua Trong 1 Ngày

Đây là một case study khá thú vị với mình trong mùa dịch, chưa dừng việc bán hết 500kg cua mà những ngày tiếp theo...

Seeding Facebook – Hiệu Ứng Đám Đông Không Bao Giờ Đi Sau Thời Đại

Mình làm chuyên về dịch vụ seeding từ lúc mà seeding còn chưa biết đến nhiều bị. Thậm chí anh chị em đánh đồng vào...

Cổ Phiếu Bất Động Sản Có Phải Là Những Tài Sản Bất Động Thời Gian Tới?

Trước khi tìm hiểu dòng cổ phiếu BĐS có tiếp tục là dòng cổ phiếu đáng đầu tư cho năm 2021-2022. Chúng ta cùng nhìn...

Hạng mục đầu tư – Tại Sao Stocks Có Thể Đánh Bại Bonds Hay Gold?

Đầu tư có thể được hiểu là việc từ bỏ nhu cầu tiêu tiền ở thời điểm hiện tại của bản thân mình, chuyển số...

Ma Trận BCG Là Gì?

Được tạo bởi Boston Consulting Group, ma trận Boston – còn được gọi là ma trận BCG hoặc ma trận tăng trưởng – cung cấp...

Ngày Kép 5.5 Thì Làm Gì Để Nhiều Đơn Hàng?

Trước tiên, shop cần tối ưu lại trang chủ của shop, banner, hình ảnh sản phẩm và nội dung mô tả của các sản phẩm...