Đấu Thầu Từ Khoá Shopee Không Ra Đơn – Hành Vi Người Tiêu Dùng

Nghe rất lạ nhưng mà Shop mình không chạy Đấu thầu từ khoá, tuy có chạy Quảng cáo Shop nhưng mang tính chất rất cục bộ như Litle London, a little london, the little london hay liter london, chỉ để đề phòng trường hợp khách không tìm thấy Shop vì gõ sai chính tả Little London. Kết quả theo mình đánh giá là khả quan, nên mạn phép dành post này để giải thích tại sao.

Đấu thầu từ khoá chỉ là một công cụ marketing, nhưng để sử dụng hiệu quả không phải chỉ đơn giản ở chi thật đậm vào là ăn. Post này mình xin mạn phép bàn về một trong số đó – Hành vi mua hàng tại Shop.

Ví dụ, hành vi mua hàng tại Shop mình là: Vào Shopee —-> tìm kiếm Little London —-> tìm kiếm sản phẩm —-> mua hàng. Nhưng cái tên Little London hay bị khách gõ sai chính tả (đây là nhược điểm khi mình chọn tên tiếng Anh ), khi đó Shopee không hiển thị Shop.

Chính vậy mà mình mới chạy Quảng cáo Shop bằng những từ khoá dị hợm liên quan loanh quanh đến Little London như vậy.

Tuy nhiên, hành vi mua hàng thông thường của khách Shopee là: Vào Shopee —-> tìm sản phẩm —-> xếp hạng theo giá rẻ nhất hoặc xếp hạng bán chạy nhất —-> click vào sản phẩm —-> tìm hiểu Shop —-> mua hàng. Đấy là lý do bạn bỏ tiền Đấu thầu từ khoá để tăng vị trí hiển thị.

Nhưng tại sao đấu thầu rồi mà không ra đơn?

Vì hành vi của khách được chia làm nhiều giai đoạn khác nhau, ngắn gọn thì thế này:

  • Giai đoạn 1: Nhìn thấy sản phẩm của bạn khi đang tìm kiếm trên Shopee —> Chỉ số lượt xem sản phẩm trong đấu thầu
  • Giai đoạn 2: Nhận định chung để đưa đến quyết định có click vào sản phẩm của bạn không —> Chỉ số về lượt click
  • Giai đoạn 3: Đánh giá cụ thể để đưa đến thái độ tích cực —> Chỉ số về số lượng sản phẩm được cho vào giỏ
  • Giai đoạn 4: Quyết định mua hàng —> Chỉ số về số lượng đơn

Dạ đấy, từ bỏ tiền đến ra đơn con đường cũng khá xa đó ạ. Để Đấu thầu hiệu quả cần phải hiệu quả hoá tất cả các giai đoạn này.

Tại Giai đoạn 1, việc chọn từ khoá hợp lý và giá đấu thầu trực tiếp ảnh hưởng đến vị trí hiển thị, đây là yếu tố tiên quyết để khách BIẾT đến bạn.

Vì sản phẩm bạn tốt, dịch vụ bạn chuyên nghiệp nhưng bạn không truyền thông thì không ai biết đến cả. Giai đoạn này mình xin nhấn mạnh:

  • Tính liên quan: Sản phẩm trả nhiều tiền hiển thị ở thứ hạng cao thì tốt rồi nhưng CẦN phải liên quan đến nhu cầu của khách.
    • Ví dụ, mình tìm sản phẩm của hãng Inkey nhưng khi tìm kiếm lại thấy sản phẩm của The Ordinary ở ngay vị trí thứ hai nhờ đấu thầu.
  • Tính liên quan đánh giá là thấp, mình có thể xem, thậm chí là click nhưng khả năng mua hàng không có nhiều. Shop vậy là mất tiền cho Shopee mà không ra đơn.

Tại Giai đoạn 2, cố một số yếu tố cần lưu ý được chỉ rõ trên thanh công cụ của Shopee

  • Bán chạy và giá: Như mình nói ở trên, hành vi mua hàng phổ biến của Khách Shopee là sắp xếp sản phẩm theo thứ tự BÁN CHẠY và GIÁ nên nói ở Shopee lượt mua hàng là “vua” là không ngoa chút nào.
    • Bạn sẽ thấy vị trí hiển thị của các sản phẩm đã thay đổi.
    • Việc phá giá và chạy flash sales hay deal 1k, 9k lỗ sấp mặt chính là vì hành vi mua hàng này của Khách.
    • 2 yếu tố này đặc biệt tiên quyết cho việc Khách “thấy” sản phẩm nhưng có click vào không.
  • Hình ảnh sản phẩm: 2 Shop có vị trí hiển thị tương đương, cũng lượt bán và đánh giá (cảm quan) như nhau, nếu tính nhận biết thương hiệu “riêng” có lẽ một trong hai đã tăng được lượt click.

Cái này cũng hỗ trợ khách cũ dễ dàng tìm thấy bạn, vì không phải ai cũng nhớ được tên Shop để tìm kiếm trước khi mua, nhưng dễ dàng dùng tính “riêng” để tăng khả năng gợi nhớ.

Giai đoạn 3 – Tức đã có khách click vào rồi thì “thái độ” với sản phẩm và Shop chính là yếu tố quyết định có cho vào giỏ hàng hay không. Mình xin được nhấn mạnh – TẠI SAO KHÁCH LẠI NÊN MUA HÀNG CỦA BẠN mà không phải nhà bán hàng khác.

  • Mô tả sản phẩm: Các Shop thông thường chỉ tập trung viết mô tả sản phẩm —> hướng dẫn sử dụng abc xyz thì tại sao khách lại phải mua hàng của bạn.
    • Nếu để ý kĩ trong phần Mô tả, Shopee chỉ cho phép hiển thị có 4 dòng thôi, đây là phần mô tả bạn cần tập trung làm nổi bật những gì CHỈ MÌNH BẠN CÓ để giữa chân khách, trước khi họ muốn tìm hiểu thêm.
  • Mô tả Shop: Đã chiến đấu đến bước này rồi mà nhiều Shop lại để rơi rớt mất đơn hàng thì thật uổng phí
    • Vì thực sự chỉ cần lưu ý một chút thôi (đặc biệt đối với Shop mới) thì ăn trọn điểm. Mình đánh giá các thông tin theo mức ảnh hưởng TRUNG BÌNH (TB) và CAO
  • Shop yêu thích hay không – TB: Vì nhiều shop mất huy hiệu do các yếu tố khách quan khách dễ dàng thông cảm, nhưng là Mall thì lại khác, thì đấy là tại sao Mall phải trả nhiều tiền cho Shopee
  • Lượt theo dõi – TB: Nếu ít thì ảnh hưởng chứ nhiều hay thật nhiều thì gần như không tạo dự khác biệt quá lớn
  • Đánh giá – CAO: Trên mạng nhiều khách truyền tai nhau, Shop nào không được 4.8/5.0 thì không bao giờ mua.
  • Tỉ lệ phản hồi – TB: Cái này tuỳ ngành hàng và chiến lược của từng Shop, đừng để thấp quá là được vì khách có cảm giác được hỗ trợ khi cần
  • Chuẩn bị hàng – TB: Thời gian chuẩn bị hàng nhanh cũng cho thái độ tốt với Shop
  • Hình ảnh – ĐẶC BIỆT CAO: Bạn nhìn vào Ảnh đấy thấy không, nó to chiến quá ½ màn hình luôn, mah nhìn qua thì thấy nó thôi á.
    • Các Shop chú ý, đây là vị trí để “thể hiện” mình, để nói với khách, “yêu” mình đi, “mua” của mình đi, “chỉ” mình thôi chứ đừng đi đâu cả.
    • Bao nhiêu bí quyết “thả thính” là phải áp dụng vào đây ngay và luôn á.

Giai đoạn cuối – Quyết định mua hàng phụ thuộc nhiều vào chủ quan như tình trạng kinh tế, chính sách Freeship, nhu cầu cấp thiết abc xyz Shop cũng không làm gì được nhiều.

Có điều Shopee có chế độ Push Notification, nên nếu thấy nhiều khách cho vào giỏ mà chưa mua, Shop nên cân nhắc đưa đòn quyết định – “Giảm giá” (nhiều ít tuỳ tâm) để Shopee gửi thông báo đến khách có sp trong giỏ, “kích động” họ mua hàng.

Đến đây rồi thì mình thực sự “cảm tạ” bạn đã đọc bài của mình. Chúc bạn mọi điều thuận lợi, đơn vào như nước, tiền nhiều quá tiêu không hết thì nhớ đến mình nhé.

Chia sẻ của Mạnh Chu

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Click vào một ngôi sao để đánh giá bài biết!

Đánh giá trung bình 0 / 5. Số phiếu: 0

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết có 0 bình luận
THÔNG TIN NGƯỜI GỬIĐóng (x)

Bài Hay Nên Đọc

Bài Mới Xuất Sắc

Case Study Mùa Dịch: Bán Hết 500kg Cua Trong 1 Ngày

Đây là một case study khá thú vị với mình trong mùa dịch, chưa dừng việc bán hết 500kg cua mà những ngày tiếp theo...

Seeding Facebook – Hiệu Ứng Đám Đông Không Bao Giờ Đi Sau Thời Đại

Mình làm chuyên về dịch vụ seeding từ lúc mà seeding còn chưa biết đến nhiều bị. Thậm chí anh chị em đánh đồng vào...

Cổ Phiếu Bất Động Sản Có Phải Là Những Tài Sản Bất Động Thời Gian Tới?

Trước khi tìm hiểu dòng cổ phiếu BĐS có tiếp tục là dòng cổ phiếu đáng đầu tư cho năm 2021-2022. Chúng ta cùng nhìn...

Hạng mục đầu tư – Tại Sao Stocks Có Thể Đánh Bại Bonds Hay Gold?

Đầu tư có thể được hiểu là việc từ bỏ nhu cầu tiêu tiền ở thời điểm hiện tại của bản thân mình, chuyển số...

Ma Trận BCG Là Gì?

Được tạo bởi Boston Consulting Group, ma trận Boston – còn được gọi là ma trận BCG hoặc ma trận tăng trưởng – cung cấp...

Ngày Kép 5.5 Thì Làm Gì Để Nhiều Đơn Hàng?

Trước tiên, shop cần tối ưu lại trang chủ của shop, banner, hình ảnh sản phẩm và nội dung mô tả của các sản phẩm...