Lỗ Bao Nhiêu Thì Đủ

Mình đồng ý là khi mới vào thị trường, việc bán lỗ là một trong những chiến dịch hiệu quả.

Lỗ (loss) ở đây được hiểu là một khoản đầu tư (investment), thường đổi lại sẽ là lượt mua, lượt đánh giá, traffic vào shop (business growth) abc xyz nhưng phải nói là những chỉ số này thực sự mang tính ước lượng.

Có khi nào bạn tự hỏi, lỗ đến khi nào và lỗ bao nhiêu là đủ không? Chẳng nhẽ, lỗ đến khi nào không chịu được nữa thì thôi.

Bản thân mình cũng mở Shop mới, không hẳn bắt đầu từ con số không, nhưng thật sự cũng chịu lỗ một khoản không hề nhỏ. Chính vì vậy mình có tìm hiểu một số chỉ số về lỗ và sự phát triển, post này mình xin chia sẻ để mọi người cùng tham khảo nha.

Bạn cần lưu ý, các chỉ số này không có đúng – sai, mà chỉ giống như là đèn để bạn thấy sáng hơn trong những tuy duy chiến lược trong đầu mà thôi.

Bạn có bao nhiêu tiền

Cái này thì đơn giản quá rồi, lỗ là một khoản đầu tư đòi hỏi “người chơi” phải có vốn. Hãy chắc chắn rằng bạn có đủ tiền để trò chơi không bị đứt gánh.

Vì đâm lao là phải theo lao, nếu bạn đem con bỏ chợ là tất cả tiền tài và công sức sẽ đổ xuống sông xuống biển hết cả.

Ngoài có tiền thì bạn cũng cần đảm bảo tính thanh khoản của sản phẩm bạn đầu tư và chu kì hoàn vốn trong mô hình kinh doanh của bạn, bằng việc lựa chọn sản phẩm phù hợp khi bắt đầu vào sàn mà mình đã có bài viết trước đó.

Một số chuyên gia tài chính khuyên rằng, khoản lỗ chấp nhận được là ở mức 20% lợi nhuận thực. Nếu bạn dùng thu nhập cá nhân thì khoản đầu tư này bạn cũng nên dừng ở mức 20% thu nhập để đảm bảo cân đối tài chính hài hoà, không tự rước hoạ vào thân.

Nguyên tắc 40 – “The rule of 40” (RO40)

Nguyên tắc này đánh giá quá trình phát triển có cân đối với lợi nhuận đem lại không. Theo đó, tỉ suất tăng tưởng (% business growth) cộng tỉ suất lợi nhuận (% profitability margin) cần lớn hơn hoặc ít nhất bằng 40%.

Ví dụ, so với năm 2019, tăng trưởng doanh thu của bạn đạt ở mức 25%, nhưng lợi nhuận của bạn năm 2020 so với năm 2019 chỉ tăng có 10%, vậy RO40 của bạn chỉ đạt 25% + 10% = 35% thì cán cân giữa phát triển và lợi nhuận chưa hiệu quả.

Lưu ý: Nguyên tắc này chỉ cho bạn đánh giá tương đối giữa phát triển và lợi nhuận, không cho phép đánh giá phát triển đủ chưa (phụ thuộc nhiều vào chiến lược), hay lợi nhuận đủ lớn không (phụ thuộc nhiều vào quản lý dòng tiền)
RO40 cũng hỗ trợ bạn kế hoạch lỗ cho giai đoạn tiếp theo

Ví dụ: Nếu giai đoạn này bạn tăng trường 100%, thì giai đoạn tiếp sau bạn có thể chịu lỗ 60% doanh thu

Nếu giai đoạn này bạn chỉ tăng trường 40%, thì tốt nhất bạn nên thay đổi chiến lược chịu lỗ vì đây là điểm nguy hiểm của việc lỗ, nhiều khả năng khó có thể thành công

Nếu giai đoạn này bạn chỉ tăng trường có 20%, thì hoàn toàn không nên cân nhắc phương án chịu lỗ, vì rất có thể bạn sẽ “tèo” trước khi gây dựng được một shop rất gì và này nọ

Nguyên tắc 70 – “The rule of 70” (RO70)

Nguyên tắc này hỗ trợ bạn quyết định có lên tăng mức độ “lỗ” lên không, đánh giá khả năng chịu chơi nhưng vẫn đảm bảo có đường quay về.

Nguyên tắc khá đơn giản, thời gian bạn cần để tăng gấp đôi “lỗ” chính là bằng 70/tăng trưởng về doanh thu.

Ví dụ, hiện bạn đang lỗ ở mức 100tr/1 tháng, tăng trưởng hiện tại của bạn ở mức 30%/ tháng, bạn đang cân nhắc xem có nên chơi lớn ở mức lỗ 200tr/1 tháng không?

Nguyên tắc 70 chỉ ra rằng, thời gian tối ưu để tăng mức lỗ lên gấp đôi (từ 100tr lên 200tr) là 70/ tăng trưởng (ở đây là 30%) = 70/30 = 2.3 tháng. Tức với chỉ số hiện tại, sau 2.3 tháng bạn hãy tăng mức lỗ hay đầu tư lên 200tr nha.

Mô hình phát triển Mendoza Line

Mô hình này cho phép đánh giá, “lỗ” của bạn có thực sự đem lại hiệu quả ỔN ĐỊNH không. Nói ngắn gọn mô hình này đưa ra 2 chỉ số chính, cho một khoản lỗ tỉ lệ thuận với tăng trưởng:

Trong cùng một kì theo dõi (ví dụ theo tuần, tháng, quý năm), thì tăng trưởng phải đều đặn ở mức ít nhất 25%. Tức bạn bỏ một khoản tiền đầu tư, dù mục đích thu về bất cứ chỉ số này từ lượt truy cập hay lượt mua đều cần phải tăng trưởng ít nhất 25% so với cùng kì trước đó.

Trong một giai đoạn theo dõi (3 tháng, 6 tháng, 1 năm), mức tăng trưởng này cần phải ổn định ở mức 80 – 85%. Tức các chỉ số theo dõi không nên tăng đột biến hay giảm đột biến, thì thường như vậy do yếu tố tác động bên ngoài hơn là do hoạt động đầu tư chịu lỗ của bạn.

Mình đồng ý là mấy cái chỉ số này nghe nó cứ loằng bà ngoằng kiểu gì ý, nhưng mà mình cũng rất hi vọng nó cả thể hỗ trợ mọi người có một cái gì đó “lý tính” hơn trong công cuộc đầu tư bằng việc chịu lỗ. Vì lỗ vốn là “sát phạt” lẫn nhau, tay to sẽ có tay to hơn, cái cần là biết mình biết ta, chăm trận chăm thắng.

Chúc cả nhà thành công!

Chia sẻ của Mạnh Chu

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Click vào một ngôi sao để đánh giá bài biết!

Đánh giá trung bình 0 / 5. Số phiếu: 0

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết có 0 bình luận
THÔNG TIN NGƯỜI GỬIĐóng (x)

Bài Hay Nên Đọc

Bài Mới Xuất Sắc

Case Study Mùa Dịch: Bán Hết 500kg Cua Trong 1 Ngày

Đây là một case study khá thú vị với mình trong mùa dịch, chưa dừng việc bán hết 500kg cua mà những ngày tiếp theo...

Seeding Facebook – Hiệu Ứng Đám Đông Không Bao Giờ Đi Sau Thời Đại

Mình làm chuyên về dịch vụ seeding từ lúc mà seeding còn chưa biết đến nhiều bị. Thậm chí anh chị em đánh đồng vào...

Cổ Phiếu Bất Động Sản Có Phải Là Những Tài Sản Bất Động Thời Gian Tới?

Trước khi tìm hiểu dòng cổ phiếu BĐS có tiếp tục là dòng cổ phiếu đáng đầu tư cho năm 2021-2022. Chúng ta cùng nhìn...

Hạng mục đầu tư – Tại Sao Stocks Có Thể Đánh Bại Bonds Hay Gold?

Đầu tư có thể được hiểu là việc từ bỏ nhu cầu tiêu tiền ở thời điểm hiện tại của bản thân mình, chuyển số...

Ma Trận BCG Là Gì?

Được tạo bởi Boston Consulting Group, ma trận Boston – còn được gọi là ma trận BCG hoặc ma trận tăng trưởng – cung cấp...

Ngày Kép 5.5 Thì Làm Gì Để Nhiều Đơn Hàng?

Trước tiên, shop cần tối ưu lại trang chủ của shop, banner, hình ảnh sản phẩm và nội dung mô tả của các sản phẩm...