Quản Lý Hàng Tồn Kho – Cách Ước Lượng Hàng Cần Lưu Kho

Vậy tồn kho cần “vừa đủ” nhưng khái niệm này khá là “mông lung”. Làm thế nào để quản lý hàng tồn kho.

Có thể bạn đã biết, hiện Shopee đã cung cấp cho Seller một số liệu vô cùng quý báu – lượng hàng bán ra của từng sản phẩm trong một giai đoạn nhất định, và xịn sò hơn nữa, trên app còn tự động thông báo cho bạn danh sách sản phẩm đã hết hàng và sắp hết hàng.

Mặc dù số liệu này hiện chưa chính xác (chợi đợi shopee update trong thời gian tới. Cá nhân mình nghĩ đây là tính năng rất tuyệt. Bởi tồn kho chính là tiền (rất nhiều tiền “chết”). Tồn kho nhiều thì động vốn, xoay vòng chậm thì sử dụng tiền không hiệu quả. Tồn kho ít quá thì không đủ bán, mất khách và giảm giá trị thương hiệu.

Để sử dụng số liệu tính toán hàng tồn kho hiệu quả có một số lưu ý sau

Shopee chỉ cung cấp cho bạn chu kì bán hàng (số lượng hàng bán ra trong một thời gian nhất định). Để tính được số lượng tồn kho của một sản phẩm, bạn cần kết hợp với chu kì nhập hàng (thời gian cần để nhập/ sản xuất một lượng hàng nhất định).

Tồn kho = lượng hàng bán/ chu kỳ + lượng hàng nhập/ chu kỳ

Ví dụ, 1 tháng bạn bán được 100 sản phẩm, chu kì nhập hàng là 15 ngày, vậy bạn chỉ cần tích trữ trong kho 50 sản phẩm – đủ bán trong vòng 15 ngày đợi hàng mới về. Ngược lại, nếu chu kì nhập hàng là 3 tháng, vậy bạn cần tích trữ tới 300 sản phẩm – đủ để bán cho đến khi có hàng mới.

Đời thường không như là mơ nên thường hay có “lỡ” – Lỡ mà nhập không kịp thì không có hàng để bán; Lỡ tự nhiên nhu cầu lại tăng thì tồn kho lại không đủ đáp ứng. Do đó, hãy dành ra một lượng tồn kho dự phòng nhất định.

Tồn kho = lượng hàng bán/ chu kỳ + lượng hàng nhập/ chu kỳ + lượng hàng dự trù

Lưu ý nữa là bạn cũng nên chú ý tới yếu tố mùa vụ của hàng hoá xuất và nhập.
Ví dụ, ngành hàng của mình là mỹ phẩm, bán chính vào mùa đông, mùa hè nóng lắm, nhu cầu dưỡng da và makeup giảm đáng kể.

Tồn kho = lượng hàng bán/ chu kỳ + lượng hàng nhập/ chu kỳ + lượng hàng dự trù (+/- yếu tố mùa vụ)

Điểm cuối khi xác định hàng tồn kho chính là sự kiện đặc biệt như 11.11 12.12 và đặc biệt là tết khi có những gián đoạn nhất định trong nhu cầu khách hàng và thời gian nhập hàng mới.

Tồn kho = lượng hàng bán/ chu kỳ + lượng hàng nhập/ chu kỳ + lượng hàng dự trù (+/- yếu tố mùa vụ) (+/- yếu tố sự kiện đặc biệt)

Công thức nghe set up có vẻ vất vả, nhưng mà làm một lần gần như dùng suốt đời nên rất đáng đầu tư. Trong bán lẻ, 20-30 thâm hụt lợi nhuận là do quản lý tồn kho không hiệu quả. Đầu tư công sức thời gian vào vấn đề này sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí, vì thế mà tăng lợi nhuận và vị thế cạnh tranh trên thị trường.

Chia sẻ của Mạnh Chu

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Click vào một ngôi sao để đánh giá bài biết!

Đánh giá trung bình 0 / 5. Số phiếu: 0

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết có 0 bình luận
THÔNG TIN NGƯỜI GỬIĐóng (x)

Bài Hay Nên Đọc

Bài Mới Xuất Sắc

Case Study Mùa Dịch: Bán Hết 500kg Cua Trong 1 Ngày

Đây là một case study khá thú vị với mình trong mùa dịch, chưa dừng việc bán hết 500kg cua mà những ngày tiếp theo...

Seeding Facebook – Hiệu Ứng Đám Đông Không Bao Giờ Đi Sau Thời Đại

Mình làm chuyên về dịch vụ seeding từ lúc mà seeding còn chưa biết đến nhiều bị. Thậm chí anh chị em đánh đồng vào...

Cổ Phiếu Bất Động Sản Có Phải Là Những Tài Sản Bất Động Thời Gian Tới?

Trước khi tìm hiểu dòng cổ phiếu BĐS có tiếp tục là dòng cổ phiếu đáng đầu tư cho năm 2021-2022. Chúng ta cùng nhìn...

Hạng mục đầu tư – Tại Sao Stocks Có Thể Đánh Bại Bonds Hay Gold?

Đầu tư có thể được hiểu là việc từ bỏ nhu cầu tiêu tiền ở thời điểm hiện tại của bản thân mình, chuyển số...

Ma Trận BCG Là Gì?

Được tạo bởi Boston Consulting Group, ma trận Boston – còn được gọi là ma trận BCG hoặc ma trận tăng trưởng – cung cấp...

Ngày Kép 5.5 Thì Làm Gì Để Nhiều Đơn Hàng?

Trước tiên, shop cần tối ưu lại trang chủ của shop, banner, hình ảnh sản phẩm và nội dung mô tả của các sản phẩm...