Mục lục
Nếu bạn đang là sinh viên ngành Marketing và chưa định hình được cần làm gì để theo đuổi ngành này, bài viết này sẽ có ích cho bạn. Nếu bạn là tân sinh viên và muốn bắt đầu sớm trong ngành để có được lợi thế sau khi tốt nghiệp, bài viết này cũng dành cho bạn.
Lưu ý: Bài viết được viết dựa trên những kiến thức học hỏi và thực hành được của Ton. Đó là hành trình áp dụng những kiến thức học được vào công việc content, freelancer và phát triển các group cộng đồng.
Học marketing ra làm gì?
Đợt trước mình dẫn định nghĩa của Philip Kotler – cha đẻ của Marketing hiện đại. Giờ mình không dẫn lời của ai nữa vì định nghĩa chay thì khó hiểu lắm ha, vậy nên mình sẽ giải thích như sau:
Một doanh nghiệp sẽ gồm 7749 phòng ban khác nhau, mỗi phòng ban sẽ có một điều để họ tập trung vào và xoay quanh nó. Chẳng hạn như phòng nhân sự tập trung vào nhân sự, phòng tài chính tập trung vào dòng tiền của công ty, còn marketing thì tập trung vào KHÁCH HÀNG.
Một số hoạt động mà marketing thực hiện để thu hút khách hàng mua sản phẩm/dịch vụ:
- Nghiên cứu thị trường: Thị trường có đối thủ không? Đối thủ điểm mạnh yếu như thế nào?
- Nghiên cứu khách hàng: Đặc điểm độ tuổi, nghề nghiệp, thu nhập, giới tính, trình độ học vấn, thích đọc gì, xem gì trên các kênh truyền thông?
Với hai hoạt động trên, bạn cần thực hiện khảo sát, phân tích tài liệu, chỉ số. Các bạn có thể tham khảo vị trí marketing strategy, data analyst,…
- Những kênh có thể đem sản phẩm xuất hiện trước mặt khách hàng: Website, mạng xã hội, báo chí, băng rôn ngoài trời,…
- Hình thức để khách hàng yêu thích nội dung bạn mang đến sản phẩm/dịch vụ: Chữ viết, hình ảnh, video, audio,…
Với hai hoạt động này, bạn thường sẽ có các công việc như content writing, design, digital marketing, SEO specialist, ads,…
Còn sương sương vài cái nữa nhưng thôi, mình nói nhiêu đó trước. Nói tóm lại, Marketing là ngành tập trung vào khách hàng và cố gắng để khách hàng mua hàng của bạn, thế thôi.
Bắt đầu ngành marketing như thế nào?
Cách bắt đầu ngành marketing tốt nhất là bạn hãy học và hành cùng lúc.
HỌC – Bạn có thể học qua rất nhiều kênh khác nhau:
- Sách: Sách là nguồn tri thức blabla của nhân loại blabla, thôi nói nhiều cũng mệt. Sách thì cứ đọc của Philip Kotler (hơi khô), giáo trình Marketing căn bản ở Đại học.
- Group chuyên ngành: So với đọc sách thì mình khuyên các bạn newbie nên thử đọc bài chia sẻ ở các group chuyên ngành trước, vì nó dễ hiểu hơn, thú vị hơn và có những kinh nghiệm của người đi trước. Bạn tham khảo qua các nhóm sau: Tâm sự con sen, Cộng Đồng Digital Marketing , Tâm sự gen Z, Thánh Content,…
- Báo: Mình lười đọc báo lắm, nhưng báo nói về quảng cáo, marketing, case study thì lại siêng. Bạn đọc qua những bài phân tích của các kênh như Advertising Vietnam, Cannes Lions,…
- À quên, xem quảng cáo nhiều vào nhen.
LÀM – Học xong mà bỏ xó thì bạn cũng khó lòng hiểu sâu lắm. mình không biết ngành khác như nào, nhưng với ngành Marketing thì bạn bắt buộc phải làm mới có thể hiểu được nó sâu để có công việc ổn định hen. Làm thì có vài cách sau:
- Làm cộng tác viên/intern/part-time các vị trí liên quan ngành: Các bạn tham gia group Cùng làm content tại nhà, hoặc follow các agency trong thành phố của bạn nhé.
- “Bán mình” trên mạng: Thử xây dựng một kênh sản xuất nội dung để tự mình học hỏi cách tăng like, tăng follow, tăng tương tác,…. cho kênh của bạn (mình đang làm né).
Ngoài kiến thức chuyên ngành, cần gì nữa?
Ok, bạn nắm được mindset ngành thì cũng mới đi được hơn nửa quãng đường thôi. Ngoài việc có được kiến thức chuẩn chỉnh, một marketer giỏi cần có được:
- Ngoại ngữ: Tiếng Anh là cơ bản nhất vì hầu hết những tài liệu hay về marketing đều được viết bằng tiếng Anh. Bạn thích học ngoại ngữ khác cũng được, nhưng sẽ thiệt hơn vì khả năng tiếp cận xu hướng ngành mới ít hơn nhen.
- Thiết kế: Bạn không cần thiết kế giỏi như designer đâu, chỉ cần biết một chút về từ chuyên ngành và bố cục thiết kế, typo, palette,… để trao đổi với designer. Dùng canva để thiết kế cơ bản cũng ổn đấy.
- Thích ứng nhanh với cái mới: Marketing bắt xu hướng và tạo ra xu hướng, do vậy đừng từ chối việc tiếp nhận một trend nào đó. Bạn không cần thích trend (đặc biệt khi đó là trend bẩn), nhưng hãy tiếp nhận vì công việc của bạn không chỉ làm cho bạn, mà còn cho doanh nghiệp và khách hàng.
- Hệ thống văn phòng: Microsoft Office, Google (drive, doc, sheet,…) mấy cái này mà không chịu làm quen thì ngành nào cũng không ổn nghen.
Chia sẻ của Tran Ton