Mục lục
Cạnh tranh trên sàn Shopee tương đối khắc nghiệt bởi “đối thủ” liên tục đổi mới
Cạnh tranh trong kinh doanh trên sàn Shopee tương đối khắc nghiệt bởi “đối thủ” thì ngày càng nhiều và liên tục đổi mới.
Trong nội dung post này, bằng một số kinh nghiệm cá nhân, mình sẽ chia sẻ cách mà mình thường làm để phân tích 1 shop của “đối thủ” cạnh tranh. Mục đích giúp chúng ta hiểu cách tiếp cận khách hàng của họ và duy trì, phát triển lợi thế cạnh tranh của mình.
Xác định đối thủ cạnh tranh trong ngành
Có khá nhiều cách để tìm kiếm đối thủ cạnh tranh trong ngành hàng của chúng ta. Tôi thường xác định 1 số từ khóa chính về các ngành mà mình kinh doanh:
Cụ thể về một trong những ngành hàng tôi đang kinh doanh là THỜI TRANG TRẺ EM nhé!
Vậy thì chỉ cần vào trang chủ Shopee – Viết từ khoá chính cho các sản phẩm của shop tôi là : “Bộ thu đông cho bé“ – “Set nỉ dài tay cho bé“…. Chọn mục “Bán chạy” Lọc ra các shop đang có doanh số tốt nhất cho các từ khóa này (Nghiên cứu cả các Shop Mall + Shop Yêu Thích)
Mục tiêu của giai đoạn này là tìm kiếm được nhiều đối thủ nhất có thể để có cái nhìn bao quát về cạnh tranh trên thị trường.
Phân loại đối thủ cạnh tranh
Khi đã nắm trong tay danh sách các đối thủ thì mình cần phân loại các thành các mục:
Trực tiếp – Gián tiếp
- Đối thủ cạnh tranh trực tiếp: là các shop kinh doanh sản giống hệt của chúng ta hoặc có mẫu mã – phong cách – tầm giá tương đương.
- Đối thủ cạnh gián tiếp: là các shop kinh doanh các sản phẩm thuộc phân khúc giá thấp hơn – hoặc cao cấp hơn so với phân khúc của mình đang bán.
Ví dụ cho mọi người dễ hiểu: Mình có shop thời trang trẻ em. Đối tượng là bé từ 1 đến 3 tuổi, phân khúc giá 90 – 199K/ set, vậy đây là các đối thủ cạnh tranh gián tiếp với mình:
- Phân khúc giá thấp là các chủ xưởng, tổng sỉ, họ chủ động về nguồn hàng và giá thành sản phẩm, sẵn sàng làm mọi cách để bán được sản phẩm với số lượng lớn. Dạng mỗi sản phẩm lãi 5K ( lợi nhuận sẽ có khi bán được với Số lượng lớn )
- Phân khúc cao cấp hơn 1 chút: là các Shop Mall đã có thương hiệu (Ví dụ: Canifa – Chang – K’closet…)
Anh em nhớ lưu vào 1 file excel các thông tin cơ bản nhất bao gồm: tên cửa hàng, link FB, Web, Shopee và các sàn TMĐT khác (nếu có), kênh kinh doanh, sản phẩm, điểm mạnh, điểm yếu và phân loại cạnh tranh.
Nghiên cứu và phân tích gian hàng của “đối thủ”
Lưu ý bộ câu hỏi tổng thể
- Ảnh sản phẩm trên shop có đồng nhất không? Ảnh sản phẩm hiển thị như thế nào?
- Mô tả sản phẩm có chi tiết không? Chuẩn SEO chưa? Bao gồm những thông tin gì? Thiếu thông tin gì?
- Thời gian sau bao lâu họ mới trả lời chat, quá trình tư vấn khi khách hàng thắc mắc có chuyên nghiệp và kịp thời ko?
- Thử bỏ sản phẩm vào giỏ hàng nhưng ko mua! xem họ có động thái về các chương trình khuyến mại và CSKH nào ko?
- Những thông tin nào xuất hiện trên banner trang trí shop.
- Đo lường một số từ khoá hot xem tần suất xuất hiện của họ – đo lường mức độ thường xuyên chạy quảng cáo của họ?
Mục đích nghiên cứu shop đối thủ không chỉ để tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của họ. Đây còn là cơ sở để chúng ta có thể xác định và phát huy lợi thế cạnh tranh của mình.
Lưu ý bộ câu hỏi chi tiết
Khách hàng thực sự mua gì từ shop của “đối thủ”? Các sản phẩm của họ đang bán chạy là gì? Phân khúc giá bao nhiêu?
- Sản phẩm đang giúp họ chiến thắng là sản phẩm nào ?
- Sản phẩm nào đang là sản phẩm mang lại doanh thu chính của họ?
- Họ có lợi thế cạnh tranh gì đặc biệt? điều gì làm nên sự khác biệt cho sản phẩm/dịch vụ của họ?
Một vài thủ thuật nhỏ cần làm để thu thập và nạp thật nhiều thông tin về “đối thủ”:
- Follow shop của họ
- Theo dõi “đối thủ” trên mạng xã hội (FB, TIKTOK): Xem cách họ bán hàng , tư vấn, quy trình chuyển đổi thành đơn hàng
- Và cách tôi thường làm nhất là: Mua sản phẩm của “đối thủ”, so sánh giữa giá thành và chất lượng sản phẩm của họ với của mình. Để ý cách họ đóng gói, và thời gian vận chuyển. Tôi thử phàn nàn về sản phẩm để thăm dò xem cách họ xử lý vấn đề sự cố bán hàng như thế nào.
Đọc thật nhiều feedback của khách hàng khi mua sản phẩm của đối thủ.Tìm kiếm các đánh giá sẽ giúp bạn nhận định được điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ để tận dụng.
Nếu bạn nhận thấy có nhiều phản hồi không tốt về dịch vụ khách hàng, vận chuyển hoặc chất lượng sản phẩm của họ thì đó chính là CƠ HỘI để bạn tạo nên sự khác biệt.
Nghiên cứu giá
Giá là một trong những yếu tố quan trọng trong kinh doanh trên shopee và cũng có thể trở thành một lợi thế cạnh tranh của bạn.
[QUAN TRỌNG]
Giá bán của bạn không nhất thiết phải thấp hơn đối thủ cạnh tranh.Ở trên shopee rất đa dạng đối tượng khách hàng, tôi lấy 1 vài ví dụ:
Đối tượng 1: Khách hàng thích rẻ – họ tập trung vào làm thế nào để mua sản phẩm với giá rẻ nhất, trước khi ra quyết định mua hàng họ sẽ đi lượn lờ vài vòng xem shop nào giá tốt nhất rồi mới ra quyết định mua hàng
Đối tượng 2: Khách hàng hiểu giá trị của từ khoá “ Tiền nào của đấy “ Họ dành thời gian để tìm sản phẩm giá phù hợp nhất chứ ko tìm sản phẩm giá rẻ nhất: (họ đánh giá các tiêu chí về số bán – sản phẩm có nhiều đánh giá tốt uy tín ko?) Giá hợp lý là ra quyết định mua hàng. Đây cũng chính là tệp khách hàng mình đang phục vụ.
Đối tượng 3: Đối tượng Khách hàng sẵn sàng chi trả nhiều hơn để có được sự an tâm khi mua hàng. Họ thường tìm đến các thương hiệu lớn và ưu tiên các shop mall để mua hàng.
Hiện nay các sản phẩm chúng mình đang kinh doanh đều có giá cao hơn so với thị trường 30 – 50% nhưng shop vẫn có doanh số cao và ổn định. Nên bạn đừng quá lo lắng khi một số shop đối thủ đã bán giá quá thấp mà nghĩ rằng mình ko có cơ hội cạnh tranh với dòng sản phẩm đấy nữa.
Kết
Cám ơn các bạn đã đọc đến đây.
Việc nghiên cứu đối thủ cần được thực hiện thường xuyên, liên tục để nắm bắt kịp thời những thay đổi của họ và phát hiện những thứ mới để cập nhật kịp thời.
Chốt lại khi phân tích xong bạn sẽ biết cách làm nổi bật lên một vài thế mạnh của mình, và thường thế mạnh đó chính là điểm yếu của đối thủ.
Chia sẻ của Hoàng Mạnh Cường