Bất kỳ điểm chạm nào doanh nghiệp tiếp xúc với khách hàng, với lead cũng là thang đo mà khách hàng, lead đánh giá sự chuyên nghiệp của doanh nghiệp, email cũng không ngoại lệ. Kiểm tra kỹ 9 điểm này để email được chỉnh chu, chuyên nghiệp nhất có thể khi đến với hộp thư người nhận nhé.
Liên kết có bị hỏng không: Link có gặp lỗi 404 không? Có sai domain không?…. Bạn nên nhấp vào kiểm tra xem link điều hướng có mượt không, kiểm tra trên tab ẩn danh để đảm bảo.
Quên liên kết khi gửi email: Khi sử dụng bất kỳ chương trình A nào như nút, biểu tượng theo dõi, chia sẻ trên mạng xã hội, hình ảnh, văn bản liên kết… đảm bảo các nơi đã được gán link đầy đủ.
Lỗi chính tả/ ngữ pháp: Hạn chế tối đa các lỗi chính tả/ ngữ pháp căn bản trong email, đặc biệt là các thuật ngữ để thể hiện sự chuyên nghiệp.
Định dạng hình ảnh/ khoảng cách: Dung lượng hình ảnh trên email nên dưới 1Mb để tốc độ load không bị lỗi. Nên có khoảng cách giữa hình và đoạn văn bản, các đoạn văn bản với nhau, lề dọc để “ngoại hình” email được hài hòa.
Hiển thị trên thiết bị di động: Nhiều template email hiển thị rất tốt trên pc, laptop nhưng trên thiết bị động lại bị lỗi. Để tiện lợi hiện nay người dùng sử dụng điện thoại để check email nên bạn hãy kiểm tra giao diện email trên các dòng điện thoại android, ios để hạn chế tối đa các lỗi hiển thị nhé.
Màu sắc tổng thể: Lựa chọn màu sắc đơn giản, hài hài, tránh phối quá nhiều màu trên email để hạn chế email vào sản phẩm am.
Dòng chủ đề có gây nhầm lẫn không: Đảm bảo tiêu đề email bao quát thông tin trong nội dung email. Tránh “treo đầu dê bán thịt chó”, tiêu đề để tặng nhưng vào email lại bắt trả phí thì bạn sẽ sớm nhận những nút unsubscribe từ người nhận.
Kiểm tra Dynamics Tag (Thẻ động): Nếu bạn đang sử dụng bất kỳ thẻ động nào (ví dụ: [FIRSTNAME], v. v. ), hãy kiểm tra để đảm bảo chúng hoạt động bình thường và lấy thông tin chính xác.
Tuân thủ đạo luật CAN-SPAM: Mỗi email bạn gửi phải bao gồm địa chỉ gửi thư thực hợp lệ của bạn. Danh sách người nhận phải chấp nhận địa chỉ email từ bạn.
Chia sẻ của Hà Ngân