Mục lục
Hiểu về truyền thông
Trong thời đại thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, khi mà các doanh nghiệp đang muốn khẳng định vị trí của mình trên thị trường thì Marcom (Marketing Communication) cũng theo đó mà chiếm một vị thế quan trọng.
Tuy nhiên với những bạn mới vào nghề như mình, thì việc thực sự hiểu và áp dụng được Marcom chưa bao giờ là dễ dàng.
Marcom là gì và việc sử dụng mang lại những hiệu quả cho doanh nghiệp như thế nào?
“Truyền thông là truyền thông điệp có chủ ý bằng phương pháp nhất định qua một môi trường nào đó tới những nhóm đối tượng khác nhau và đón nhận phản hồi.”
(Theo Nguyễn Ngọc Long)
Chung quy lại thì Marcom hay Truyền thông Marketing đại diện cho tiếng nói của một công ty giúp họ giao tiếp và xây dựng mối quan hệ với người tiêu dùng.
Việc tương tác giữa Doanh nghiệp và khách hàng thường được sử dụng các phương tiện truyền thông khác nhau như truyền hình, internet, mạng xã hội, Google… để tiếp cận đối tượng mục tiêu nhằm tạo ra nhận thức về bất kỳ sản phẩm/ dịch vụ nào trên thị trường.
Từ đó thu hút người tiêu dùng một cách trực tiếp hoặc gián tiếp về sản phẩm, giải pháp và thương hiệu của họ.
Làm truyền thông để làm gì?
Truyền thông Marketing có hai mục tiêu chính:
Mục tiêu đầu tiên và quan trọng nhất chính là rút ngắn chu kì bán hàng, thuyết phục khách hàng mua hoặc sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn.
Hai là làm Branding, phát triển thương hiệu, duy trì nhu cầu và xây dựng lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu.
Các phương pháp tích hợp của truyền thông Marketing
Truyền thông Marketing bao gồm 5 công cụ chính: Advertising, Sales Promotion, Direct Marketing, Public Relation và Personal Selling. Các công cụ này được gọi chung là Marketing Communication Mix
Advertising (Quảng cáo):
Đây chắc chắn là một phương thức quen thuộc nhất với tất cả mọi người. Từ TiVi, báo đài, internet.. đều đầy rẫy những nội dung quảng cáo của các doanh nghiệp.
Quảng cáo chính là công cụ truyền thống được sử dụng rộng rãi, dễ dàng tiếp cận phạm vi khách hàng khổng lồ nhưng cũng chính là phương thức tốn kém nhất.
Sales Promotion (Khuyến mại, giảm giá):
Bao gồm các hoạt động kích thích người tiêu dùng mua sản phẩm như: Giảm giá, Mua 1 tặng 1, dùng thử sản phẩm, tung ra các voucher…. đặc biệt vào các dịp lễ tết.
Mục đích cuối cùng là để xúc tiến bán hàng, đẩy sản phẩm và có thể tìm kiếm thêm các khách hàng mới.
Direct Marketing (Tiếp thị trực tiếp):
Chính là việc giao tiếp giữa công ty và khách hàng mà không cần thông qua bên thứ ba. Công ty sẽ giới thiệu trực tiếp sản phẩm hay gửi các phiếu giảm giá, dùng thử qua email, telesale cho khách hàng tiềm năng.
Tuy nhiên Direct marketing đôi khi khiến khách hàng cảm thấy phiền toái, hoặc có thể email quảng cáo sẽ bị rơi vào hòm thư spam của khách hàng.
Public Relations (Quan hệ công chúng)
Các công ty thực hiện 1 số hoạt động như: tổ chức offline, các hoạt động xã hội, từ thiện, quyên góp… giúp xây dựng hình ảnh đẹp, tạo lòng tin của thương hiệu đến với khách hàng.
Ngày nay khi internet phát triển nhanh chóng, quan hệ công chúng còn được thể hiện qua việc Doanh nghiệp thông qua bên thứ 3 để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ. “Ba mặt một lời”, khi có sự phát biểu của bên thứ 3 sẽ khiến khách hàng có thêm niềm tin vào sản phẩm.
Ví dụ: Shopee đã triển khai hàng loạt chiến dịch truyền thông cho các “Đại hội sale” từ Micro-influencer tới các sao nổi tiếng trong giới showbiz (Bảo Anh đang là hình ảnh đại diện của Shopee Việt Nam).
Hay Tiki năm 2019 đã “Đi cùng hàng loạt các ca sĩ”, khiến MV nào cũng có sự xuất hiện của Tiki
Personal Selling (Bán hàng cá nhân)
Đây là phương thức truyền thống và đáng tin cậy nhất vì nó được thực tiện một cách trực tiếp, mặt đối mặt giữa người bán hàng và khách hàng tiềm năng, người bán thuyết phục khách hàng mua hoặc sử dụng sản phẩm mà không cần thông qua bất kì công ty, đại lý nào.
Thảo luận:
- Ngoài 2 mục tiêu chính, truyền thông có những mục tiêu gì khác?
- Trong truyền thông Marketing có nhiều hơn 5 công cụ nêu trên không? Nếu có thì còn thiếu những công cụ gì?
Chia sẻ của Biệt Đội Marketers 4 Cấp Độ.